Kết quả sản xuất và tiêu thụ của PIV trong các năm thể hiện qua bảng 2.3
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ của PIV qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: Tấn Năm Sản xuất Tiêu thụ Tồn kho Số lượng Tốc độ tăng (%) Số lượng Tốc độ tăng (%) 2009 12.546,35 24,07% 11.616,19 20,46% 1.399,35 2010 16.950,00 35,10% 16.587,43 42,80% 1.761,91 2011 10.560,00 -37,70% 10.448,66 -37,01% 1.873,25
(Nguồn: Báo cáo sản xuất và bán hàng các năm của PIV)
Số lượng sản xuất qua các năm đều tăng, năm 2009 sản xuất cao hơn 2008 là 2.434,31 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 24,07%, năm 2010 sản xuất cao hơn 2009 là 4.403,65 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 35,10% nhưng năm 2011 sản lượng giảm xuống 6.390 tấn so với năm 2010 vì thị trường tiêu thụ bị đứng lại, sản xuất chỉ nhập kho thành phẩm .
Sản lượng tiêu thụ của PIV có chiều hướng gia tăng qua các năm, tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008 là 20,46%, tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 là 42,80%. Nhưng vào năm 2011 sản lượng tiêu thụ bị giảm 6.138,77 tấn so với năm 2010 tương ứng tốc độ tăng bị giảm 37,01% nguyên nhân là do chủ trương của Chính Phủ Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, cắt giảm đầu tư công làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thép ống.
Hiện tại công ty chưa áp dụng một mô hình hàng tồn kho nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, với đặc điểm kinh doanh công ty nên kết hợp giữa mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản [5, tr 205] và hệ thống điều hành vừa đúng lúc [5, tr 399- 443]. Để giúp công ty cải thiện những chi phí liên quan đến hàng tồn kho như chi phí mua hàng, chi
phí đặt hàng, chi phí về khấu hao nhà xưởng, khấu hao thiết bị phương tiện, chi phí lương cho nhân viên quản lý kho, chi phí trả lãi vay, và các chi phí khác…