dựng có độ chịu lực cao và giá thành sản phẩm thấp hơn so với loại ống được làm từ nguyên vật liệu khác. Do đó, Công ty không bị đe dọa từ sản phẩm thay thế khác cùng chia thị phần tiêu thụ. Với nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và các công trình và nhu cầu tiêu thụ thép ống trên thế giới đến năm 2017 là 151 triệu tấn sẽ có nhiều cơ hội để công ty tìm kiếm thêm khách hàng tiêu thụ ở trong nước cũng như ở thị trường nước ngoài.
2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng chưa tốt đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh
Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng tốt mà Công ty có được thì cũng còn rất nhiều yếu tố ảnh chưa tốt đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó thể hiện rõ qua các vấn đề sau
Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu vào của doanh nghiệp
Một là, tình hình nhân sự, sự nghỉ việc của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên văn phòng quá cao ở các năm qua làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hư hỏng và làm gia tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên. Bên cạnh đó chính sách tiền thưởng chưa khuyến khích được nhân viên cống hiến khả năng cao nhất có thể của họ ở bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng và các bộ phận khác do thu nhập chưa thỏa đáng với sức cống hiến của họ. Ngoài ra việc đánh giá nhân viên chưa được khách quan làm cho nhân viên không có yên tâm làm việc lâu dài với Công ty. Hiện tại những vị trí không cần thiết người nước ngoài đảm nhiệm như trưởng bộ phận kho, trưởng bộ phận mua hàng, trưởng bộ phận kế hoạch, phó xưởng sản xuất cần được thay thế bằng cách tuyển dụng người Việt đảm nhiệm sẽ giúp công ty cải thiện về chi phí tiền lương cũng như các chi phí khác phải chi trả cho người ngước ngoài làm việc tại công ty.
Hai là, quản trị hàng tồn kho, công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty chưa tốt, chưa áp dụng một mô hình tồn kho nào như mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản, mô hình lượng đặt hàng theo sản xuất, mô hình lượng đặt hàng để lại, mô hình khấu trừ theo số lượng và mô hình xác suất với thời gian phân phối không đổi. Điều này làm gia tăng các chi phí trong quản trị tồn kho như chi phí đặt hàng, chi phí mua hàng, chi phí tồn trữ, chi phí cho việc đầu tư vào hàng tồn và các chi phí khác. Do thiếu vốn lưu động nên không sản xuất nhiều loại hàng thành phẩm để tồn kho. Công ty chỉ sản xuất vài loại hàng thông dụng tích trữ trong kho. Điều này yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì không có sản phẩm cung cấp liền khách hàng mua của đối thủ cạnh tranh.
Ba là, công tác quản trị chi phí, mặc dù Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện tình hình sản xuất nhằm từng bước giảm giá thành sản xuất và các chi phí liên quan nhưng chưa được tối ưu.Tỷ lệ hư hỏng còn quá cao 8,4% làm ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu vì tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chiếm khá cao trong giá thành sản xuất.
Bốn là, tình hình mua hàng, hiện tại bộ phận thu mua nguyên vật liệu và Ban giám đốc chưa có lường trước sự biến động của tỷ giá và không có sự tham gia của bộ phận kế toán để tham mưu cho vấn đề liên quan đến tỷ giá khi cần mua nguyên vật liệu từ nước ngoài. Quy trình kiểm tra giá mua chủ yếu được kiểm tra của trưởng bộ phận mua hàng và giám đốc hoặc phó giám đốc. Đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước thường yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng 01 tuần hoặc 02 tuần từ 70 % giá trị hợp đồng trở lên, Công ty chưa được sự tín nhiệm từ phía nhà cung cấp. Đối với nhà cung cấp nước ngoài cũng thế thường phải mở LC trước để nhập khẩu, thời gian 03 tháng hàng mới về đến kho.
Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu ra của doanh nghiệp
Một là, tình hình tài chính kế toán, hiện tại Công ty sử dụng nguồn tài trợ từ phía ngân hàng UOB quá nhiều và lãi suất cho vay VND cao hơn nhiều ngân hàng khác. Thiếu vốn để bổ sung vào vốn lưu động. Sử dụng lãng phí chi phí vay từ khâu mua
nguyên vật liệu do tồn kho quá lâu để đưa vào sản xuất ở khâu nguyên vật liệu đầu vào các công đoạn sau. Lượng tiền mặt tại ngân hàng trong kỳ chưa tận dụng tối đa để gửi tiết kiệm 01 tuần, 02 tuần hoặc 03 tuần để gia tăng thêm phần thu nhập hoạt động tài chính. Công ty chưa gia nhập trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam để thu hút vốn đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu. Sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến chi phí hoạt động tài chính. Làm cho chi phí hoạt động tài chính luôn có tỷ trọng cao đối với doanh thu trong các năm qua.
Hai là, hoạt động marketing, chính sách bán hàng trả chậm quá lâu từ 02 tháng đến 03 tháng của công ty điều này đã gây ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty trong khi đó tiền mua nguyên vật liệu hay chi phí khác đều sử dụng nguồn tài trợ của ngân hàng và phải trả chi phí vay. Nhưng giá bán cho các khách hàng trả chậm chưa cao hơn nhiều so với khách hàng trả trước và lợi nhuận không bù đắp được khoản vay tương ứng. Công ty chưa có tham gia chương trình hội chợ triển lãm hay gia nhập vào hiệp hội thép Việt Nam để có thêm nhiều khách hàng biết đến. Thị trường Công ty tiêu thụ sản phẩm chỉ tập trung vào: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương và Malaysia. Công ty chưa mở chi nhánh bán hàng ở các tỉnh mà chủ yếu tập trung bán cho các công ty thương mại. Công ty chưa đầu tư phương tiện vận chuyển cho khách hàng mua trong nước, Công ty bán hàng và giao hàng tại kho. Điều này làm cho một số khách hàng không chịu mua hàng tại Công ty do không có phương tiện vận chuyển. Chất lượng sản phẩm chưa cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng chiếm khoảng 8-11%. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với các doanh nghiệp sản xuất. Nguyên nhân chính là do sự vô trách nhiệm của người lao động, chỉ sản xuất một cách máy móc, gặp sự cố không chịu suy nghĩ tìm cách khắc phục, chỉ biết ngồi chờ người có trách nhiệm đến giải quyết.
Ba là, công tác nghiên cứu và phát triển, Công ty chưa thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển, chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của giám đốc và các bộ phận để cải tiến quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bốn là, chính sách quản trị chất lượng, một vài công đoạn sản xuất chưa có phương pháp và tiến trình quản trị chất lượng chưa được thực hiện thường xuyên và không phù hợp với yêu cầu. Công ty chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận ISO nào, điều này làm cho nhiều khách hàng mới khi bắt đầu tìm hiểu về Công ty chưa yên tâm về chất lượng sản phẩm.