Trong những năm gần đây do sự biến động của nền kinh tế Công ty cũng có những biến động về vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính thể hiện qua bảng 2.8
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp
Bảng 2.8: Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp của PIV qua các năm 2009 -2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
1. Doanh thu Triệu đồng 113.646,10 227.295,57 182.615,76 2. Tổng chi phí Triệu đồng 134.400,34 259.976,21 201.184,29 3. Lợi nhuận Triệu đồng -17.516,14 -25.746,61 -11.300,00
4 Thuế thu nhập DN Triệu đồng 0 0 0
5. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng -17.516,14 -25.746,61 -11.300,00 6. Tổng vốn Triệu đồng 196.055,53 120.731,19 230.908,06 7. Sức sản xuất của
vốn (1/6) 0,58 1,88 0,79
8. Doanh thu trên chi
phí (1/2) 0,85 0,87 0,91
9. Tỷ suất LN trên
Doanh thu(5/1) -0,15 -0,11 -0,06
10. Tỷ suất LN trên
Tổng vốn (3/6) -0,09 -0,21 -0,05
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009,2010, 2011 của PIV)
Qua số liệu bảng 2.8 cho thấy:
+ Chỉ tiêu sức sản xuất vốn của Công ty năm 2009 khá thấp, một đồng vốn bỏ ra thu về 0,58 đồng, năm 2010 là 1,88 đồng và 2011 là 0,79. Chỉ tiêu này năm 2010 tăng lên nhiều là do tình hình kinh doanh của Công ty được cải thiện, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng, năm 2011 chỉ tiêu này giảm nhưng vẫn ở mức cao.
+ Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí đều tăng qua các năm, năm 2009 cứ một đồng chi phí bỏ ra thu về 0,85 đồng doanh thu, năm 2010 tăng lên 0,87 đồng và 2011 là 0,91 đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất và tiêu thụ khiến cho một đồng chi phí bỏ ra thu về được nhiều doanh thu hơn. Đây là một yêu cầu cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng
của doanh thu không bằng tốc độ tăng của chi phí nên trong 3 năm công ty lợi nhuận vẫn âm.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận /doanh thu âm, tốc độ tăng doanh thu bé hơn tốc độ tăng của chi phí nên hiệu quả về lợi nhuận không đạt được.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận /Tổng vốn âm, hiệu quả sử dụng vốn chưa đạt được.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.9 : Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của PIV qua các năm 2009 -2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2009 2010 2011
1. Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 113.646,10 227.295,56 182.615,76 2. Vốn cố định bình
quân Triệu đồng 126.809,01 113.733,52 111.235,99 3. Lợi nhuận Triệu đồng -17.516,14 -25.746,61 -11.299,99 4. Sức sản xuất của vốn
cố định (1/2)
0,89 1,99 1,64
5. Sức sinh lời của vốn
cố định (3/2) -0,13 -0,22 -0,10
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009,2010, 2011 của PIV)
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà chúng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, do đó giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà được dịch chuyển dần dần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất khác nhau. Dựa vào bảng 2.9 cho thấy:
Cứ 1 đồng vốn mua máy móc thiết bị doanh nghiệp thì thu được 0,89 đồng doanh thu, năm 2010 là 1,99 đồng, năm 2011 là 1,64 đồng. Lỗ từ 1 đồng vốn cố định
năm 2009 là 0,13 đồng, năm 2010 là 0,22 đồng, năm 2011 là 0,10 đồng. Cho thấy sức sinh lời của vốn cố định năm 2011 cao nhất. Sức sinh lời của vốn cố định bé hơn nhiều so với sức sản xuất của vốn cố định, cho nên doanh nghiệp sử dụng vốn cố định chưa được sử dụng hiệu quả, chưa tận dụng hết công suất của máy móc.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Khi phân tích đánh giá chung về tiền lương có thể so sánh chỉ tiêu chi phí tiền lương giữa các thời kỳ, song sự thay đổi giá trị tuyệt đối của chi phí tiền lương chưa nói được ý nghĩa kinh tế cụ thể. Nó không phản ánh sự tiết kiệm hay bội chi cũng không phản ánh hiệu quả lao động. Để nhận định tổng quát về chi phí tiền lương cần phải dựa vào tỷ trọng chi phí tiền lương.
Hoặc có thể so sánh sự thay đổi mức tiền lương bình quân với mức thay đổi doanh thu. Nếu tỷ trọng chi phí tiền lương giảm, có nghĩa là doanh nghiệp được lợi. Nếu mức tăng lương bình quân không vượt quá mức tăng năng suất lao động, có nghĩa lao động đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn và ngược lại.
Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy
+ Năng suất lao động bình quân trong kỳ năm 2010 cao, hiệu quả làm việc của công nhân tốt, cần phát huy, năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng vẫn cao.
+ Năm 2009, 1 đồng chi phí tiền lương tạo ra được 20,79 đồng doanh thu. Năm 2010, 1 đồng tạo ra được 32,63 đồng doanh thu và 1 đồng năm 2011 tạo ra 18,53 đồng doanh thu.
+ Trong ba năm 2009-2011 với số lao động có tăng nhưng năng suất lao động và lợi nhuận bình quân một lao động ngày càng tăng chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao động, chất lượng lao động ngày càng cao. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm.
Bảng 2.10 : Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của PIV qua các năm 2009-2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
1. Lợi nhuận Triệu đồng -17.516,14 -25.746,61 -11.299,99 2. Tổng giá trị sản
xuất trong kỳ Triệu đồng 116.956,73 224.242,55 174.316,17 3. Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 113.646,10 227.295,56 182.615,76
4. Tổng chi phí tiền
lương Triệu đồng 5.466,89 6.965,75 9.852,96 5. Tổng số lao động bình quân Người 93 113 136 6. Tổng số lao động sử dụng trong kỳ Người 101 124 148 7. Tổng số lao động hiện có Người 101 124 148
8. Năng suất lao động bình quân một công
nhân trong kỳ (2/6) Triệu đồng
1.157,98 1.808,40 1.177,81 9. Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương (3/4) 20,79 32,63 18,53 10. Lợi nhuận bình quân tính cho một lao
động (1/5) Triệu đồng -188,34 -227,84 -83,08 11. Hệ số sử dụng lao động (6/7) 1 1 1
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Bảng 2.11: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của PIV qua các năm 2009-2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
1. Doanh thu tiêu
thụ Triệu đồng 113.646,10 227.295,56 182.615,76 2. Vốn lưu động
bình quân Triệu đồng 37.350,50 44.659,84 64.583,63 3. Lợi nhuận Triệu đồng -17.516,14 -25.746,61 -11.299,99 4. Sức sản xuất của
vốn lưu động (1/2) 3,04 5,08 2,82
5. Sức sinh lời của
vốn lưu động (3/2) -0,46 -0,57 -0,17
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009,2010, 2011 của PIV)
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, tham gia hoàn toàn một lần vào quá trình sản xuất và giá trị của chúng có thể trở lại hình thái ban đầu là tiền sau mỗi vòng chu chuyển hàng hoá
Theo bảng số 2.11 cho thấy : Cứ 1 đồng vốn lưu động năm 2009 thì thu được 3,04 đồng doanh thu, năm 2010 thu được 5,08 đồng, năm 2011 thu được 2,82 đồng. Lỗ thu từ một đồng vốn lưu động năm 2009 là 0,46 đồng, năm 2010 là 0,57 đồng, năm 2011 là 0,17 đồng. Nhận thấy sức sản xuất của vốn lưu động trong năm 2010 là cao nhất và doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tốt: quay vòng nhanh, không để ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội
Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam là một doanh nghiệp nước ngoài được thành lập hơn 5 năm. Công ty TNHH Prestar Industries Việt Nam đã cung cấp và duy trì công ăn việc làm ổn định cho hơn 148 lao động với thu nhập ổn định. Mức lương trung bình của một người lao động ở Công ty vào khoảng từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Hàng năm, mức thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 50-80 triệu đồng, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao phúc lợi xã hội.
Mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và rủi ro
Bảng 2.12: Chỉ số Z của PIV qua các năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011
Vốn lưu động Triệu đồng 62.497,95 102.345,53 26.821,73
Tổng tài sản Triệu đồng 196.055,53 230.908,06 120.731,19
Lợi nhuận
chưa phân phối Triệu đồng -17.516,14 -25.746,61 - 11.299,99
Vốn chủ sỡ hữu Triệu đồng 30.923,76 118.353,34 107.053,34
Tổng nợ Triệu đồng 165.131,77 112.554,71 13.677,85
Doanh thu Triệu đồng 113.646,10 227.295,56 182.615,76
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay Triệu đồng -11.732,32 - 13.725,11 1.128,72
X1 0,32 0,44 0,22 X2 - 0,09 - 0,11 - 0,09 X3 -0,06 - 0,06 0,01 X4 0,19 1,05 7,83 X5 0,58 0,98 1,51 Z 0,76 1,84 6,69
( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009,2010, 2011 của PIV)
Qua bảng 2.12 cho thấy
Hệ số Z của công ty qua hai năm đều < 1,8 doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, trong 2 năm công ty luôn thua lỗ. Nhưng đến năm 2011 thì hệ số Z của công ty là 6,69 > 2,99, PIV nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp cần có biện pháp duy trì để nâng cao chỉ tiêu Z như năm 2011. Doanh nghiệp có thể thực hiện điều đó bằng cách giảm tổng tài sản mà vẫn giữ vững quy mô và hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp cần rà soát kỹ những tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh thu, doanh nghiệp cần thanh lý đi. Doanh
nghiệp cần tăng cường hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu, cần cân bằng chi phí và doanh thu.
Ngoài việc giảm tổng tài sản cần phải gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay do hằng số của X3 trong công thức tính hệ số nguy cơ phá sản rất cao là 3,3. Bằng cách giảm tối đa tỷ lệ hư hỏng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất ở các công đoạn nhằm giảm giá thành sản xuất tăng lợi nhuận. Vì trong cơ cấu giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao từ 89 % đến 92 %.