Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí vốn và cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH prestar industries việt nam đến năm 2017 (Trang 72 - 74)

S NI 1 ROE = x

3.2.4Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí vốn và cơ cấu nguồn vốn

Để có thể cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục thì cần phải có nguồn tài chính kịp thời và sử dụng các nguồn một cách hợp lý để đem lại hiệu quả cao

Nhanh chóng cải thiện về nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn

Phát huy điểm mạnh: dựa vào sự bảo lãnh từ phía chủ đầu từ là tập đoàn Prestar Resource ở Malaysia, PIV có thể tìm kiếm những ngân hàng khác ngoài ngân hàng UOB để có chính sách về lãi vay thấp hơn và thời gian đáo hạn linh hoạt hơn… so với ngân hàng UOB. Qua lịch sử thanh toán trả nợ cho ngân UOB các năm qua cho thấy PIV được đánh giá có uy tín trong hoàn trả nợ vay đúng hạn.

Khắc phục yếu điểm: do sử dụng vốn vay quá cao và lãi suất cho vay VND và

USD tại Việt Nam cao hơn tại Malaysia nên chi phí trả lãi vay rất nhiều. Cụ thể năm 2009 lỗ là 17,516 tỷ đồng trong đó chi phí lãi vay là 5,78 tỷ đồng, năm 2010 lỗ là 25,746 tỷ đồng trong khi đó chi phí lãi vay là 12,02 tỷ đồng và năm 2011 lỗ là 11,3 tỷ đồng trong khi đó chi phí lãi vay là 12,42 tỷ đồng. Để giúp cho PIV giảm thiểu về chi phí vay nên hạn chế vay tại các ngân hàng ở Việt Nam mà nên vay từ các công ty trong tập đoàn với lãi suất thấp hơn. Vì lãi suất vay tại nước Malaysia thấp hơn gần 60% so với Việt Nam.

Cải thiện công tác quản trị tiền mặt của Công ty

Tăng tốc độ thu hồi: bằng cách duy trì và phát triển thêm về chính sách giá bán cho các khách hàng mua trả tiền trước, chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hạn hay đúng hạn nhằm thu tiền về nhanh hơn và tận dụng để mua nguyên vật liệu hoặc gửi tiết kiệm 01 tuần hay 02 tuần, 03 tuần trong khi chờ để thanh toán nợ đến hạn cho ngân hàng.

Giảm tốc độ chi tiêu: tìm các nhà cung ứng có thể chấp nhận thanh toán trả sau .  Thiết lập chính sách tín dụng cho các khách hàng

Lập ra tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn bán chịu, xử lý những khoản tín dụng quá hạn cho từng khách hàng tương ứng.

Bên cạnh đó lập báo cáo theo dõi khoản phải thu hàng ngày, chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân, phân tích tuổi nợ của các khoản phải thu để giúp nhà quản trị đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của công ty và xác định đúng thực trạng của chúng. Từ đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những hao hụt.

Thiết lập công tác quản lý rủi ro tỷ giá cho từng nghiệp vụ phát sinh liên quan đến gốc ngoại tệ

Với PIV đều có phát sinh giao dịch khoản phải thu ngoại tệ và khoản phải trả ngoại tệ trong tương lai.

Đối với khoản phải thu và khoản phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai để giảm bớt rủi ro về sự biến động của tỷ giá công ty cần phải sử dụng một trong các giải pháp phòng ngừa như các hình thức hợp đồng sau: sử dụng hợp đồng kỳ hạn, sử dụng hợp đồng hoán đổi, sử dụng hợp đồng giao sau, sử dụng hợp đồng quyền chọn hay sử dụng các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Tùy theo diễn biến tại thời điểm mà Công ty quyết định chọn một trong các giải pháp phòng ngừa cho Công ty. Nhằm tránh thiệt hại về ngoại hối làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty do USD giảm giá hay lên giá so với VND.

Hiệu quả của giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí vốn và cơ cấu nguồn

vốn

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp PIV giảm thiểu tối đa về chi phí hoạt động tài chính cụ thể là tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay hàng năm và có thể dự tính sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá và đánh giá đúng thực trạng thanh toán của từng khách hàng mua để đề ra những chính sách thích hợp cho họ và lường trước những rũi ro về tình hình tài chính của Công ty. Từ đó giúp công ty cải thiện được năng lực tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH prestar industries việt nam đến năm 2017 (Trang 72 - 74)