Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH prestar industries việt nam đến năm 2017 (Trang 66 - 67)

S NI 1 ROE = x

3.1.3Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm

đến năm 2017

Mục tiêu của PIV trong giai đoạn 2012 đến 2017 là hoạt động kinh doanh bắt đầu hòa vốn vào năm 2012 và từ năm 2013 trở đi là hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Điều đó cho thấy mục tiêu năm 2012 là Công ty sản xuất và tiêu thụ 33.825 tấn tương đương vận hành khoản 67% công suất thiết kế và từ năm 2013 trở đi công ty phải sản xuất và tiêu thụ trên 33.825 tấn.

Bảng 3.1 Mục tiêu sản lượng sản xuất, tiêu thụ ,tồn kho và lợi nhuận dự kiến của PIV đến năm 2017

Năm Sản xuất (Tấn) Tiêu thụ (Tấn) Tồn kho (Tấn) Lợi nhuận dự kiến (Triệu đồng) 2012 35.500,00 33.825,00 3.548,25 Hòa vốn 2013 47.880,00 40.590,00 10.838,25 8.118,00 2014 46.872,00 42.619,50 15.090,75 12.312,30 2015 46.368,00 46.881,45 14.577,30 20.890,32 2016 45.360,00 47.350,26 12.587,04 21.640,42 2017 42.840,00 48.770,77 6.656,26 23.913,24

(Nguồn: Phòng kinh doanh của PIV)

3.1.3 Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm 2017 2017

Bên cạnh việc đề ra các mục tiêu cụ thể về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, hàng tồn kho và dự kiến lợi nhuận đạt được cần phải có những phương hướng hoạt động cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Cụ thể như sau:

- Về cơ cấu tổ chức quản lý: Củng cố, hoàn thiện và phát triển những mặt ưu điểm đã có và hoàn thiện những yếu điểm còn tồn tại trong các năm qua ở từng phòng ban trong Công ty để góp phần đem lại hiệu quả cao cho PIV. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý. Đội ngũ cán bộ cần phải biết quản lý sản xuất kinh doanh, biết thu thập và xử lý các thông tin cần thiết một cách có khoa học, biết xác lập và thực hiện mục tiêu .

- Về thị trường tiêu thụ: Giữ vững và mở rộng thị phần ở các tỉnh hiện có và tìm kiếm khách hàng mới ở các tỉnh lân cận như Bình Phước, Lâm Đồng, Tây Ninh và các tỉnh ở miền Tây. Bên cạnh đó tìm kiếm khách hàng ở nước ngoài như Úc, Campuchia, Thái Lan nhờ sự hợp tác từ các Công ty trong tập đoàn tại Malaysia.

- Về giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất phải được cập nhật kịp thời nhằm kiểm soát và chấn chỉnh tức thời để tránh tình trạng làm giá thành tăng cao, trong đó gồm nhiều nguyên nhân làm giá thành tăng cao như tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, cố gắng giảm tỷ lệ hư hỏng nguyên vật liệu xuống mức tối đa, vì tỷ lệ hao hụt biến thiên cùng chiều với giá thành sản xuất, kiểm tra giá nguyên vật liệu mua vào, tình trạng máy móc bị hư hỏng phải sửa chữa do yếu tố chủ quan về nhân viên thao tác, sử dụng lãng phí các công cụ dụng cụ phục vụ trong quá trình sản xuất... Khi giá thành sản xuất thấp sẽ giúp cho PIV có nhiều lợi thế về cạnh tranh và đem lại hiệu quả cao cho Công ty.

- Về máy móc thiết bị: Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ vào các ngày nghỉ để tránh tình trạng máy đang hoạt động bị hư làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Nhằm giảm bớt chi phí sửa ngoài ý muốn do sự cố.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH prestar industries việt nam đến năm 2017 (Trang 66 - 67)