Về cơ cấu tiêu thụ theo thị trường chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương và Malaysia qua các năm. Chi tiết sản lượng tiêu thụ và tỷ trọng ở các thị trường được thống kê qua bảng số 2.6
Năm 2009, Công ty sản xuất thành phẩm nhập kho là 12.546,35 tấn và tiêu thụ được 11.616,19 tấn tương đương tỷ lệ giữa tiêu thụ và sản xuất đạt 92,59%. Lượng hàng thành phẩm tồn kho vào thời điểm cuối năm tương đối cao 1.399,35 tấn tương đương tỷ lệ là 11,15%. Thị trường chủ yếu của PIV tập trung vào thị trường trong nước chiếm 68,56% trên tổng sản lượng tiêu thụ năm 2009 trong đó, Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng 38,55%, Bình Dương chiếm tỷ trọng 14,54% và Đồng Nai chiếm tỷ trọng 15,46%.
Thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng là 31,44% năm 2009 chủ yếu là bán cho công ty trong tập đoàn ở Malaysia.
Năm 2010, Công ty sản xuất thành phẩm nhập kho là 16.950 tấn và tiêu thụ được 16.587,43 tấn tương đương tỷ lệ giữa tiêu thụ và sản xuất đạt 97,86%. Lượng hàng thành phẩm tồn kho vào thời điểm cuối năm là 1.761,91 tấn tương đương tỷ lệ là 10,39%. Thị trường chủ yếu của PIV tập trung vào thị trường trong nước chiếm 65,93% trên tổng sản lượng tiêu thụ năm 2010 trong đó, Thành Phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng 46,24%, Bình Dương chiếm tỷ trọng 9,58% và Đồng Nai chiếm tỷ trọng 10,10%. Tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ giữa năm 2010 và 2009 đạt 42,80% cho thấy thị trường công ty được tăng thêm do có thêm được nhiều khách hàng mới. Thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng là 34,07% năm 2010 chủ yếu là bán cho Công ty trong tập đoàn ở Malaysia.
Bảng 2.6: Thị trường tiêu thụ của PIV qua năm 2009-2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Tổng số 11.616,19 100 16.587,43 100 10.448,66 100 Trong nước 7.964,19 68,56 10.935,31 65,93 4.208,31 40,28 TP Hồ Chí Minh 4.478,60 38,55 7.670,08 46,24 2.725,15 26,08 Đồng Nai 1.796,25 15,46 1.675,45 10,10 987,38 9,45 Bình Dương 1.689,34 14,54 1.589,78 9,58 495,78 4,74 Xuất khẩu 3.652,00 31,44 5652,12 34,07 6240,35 59,72 Malaysia 3.652,00 31,44 5652,12 34,07 6240,35 59,72
(Nguồn: Báo cáo doanh thu của PIV)
Năm 2011, nghị quyết số11/NQ-CP ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ và chỉ thị số 01/CT-NHNN ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2011của Ngân hàng nhà nước đưa ra nhằm cắt giảm đầu tư công và hạn chế hoạt động cho vay phi sản xuất của các ngân hàng đã tạo ra những áp lực không nhỏ đối với nhu cầu thép xây dựng. Nhu cầu thấp khiến hiệu suất hoạt động của nhiều nhà máy chỉ còn khoảng
40% – 50% công suất thiết kế, làm tăng chi phí cố định trên mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí sử dụng vốn vay và các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, điện, lương nhân công… đều tăng đã góp phần đẩy giá thành sản phẩm lên cao và sự giảm giá của đồng nội tệ. Do đó mà ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2011 rất lớn cụ thể Công ty sản xuất thành phẩm nhập kho là 10.560,00 tấn và tiêu thụ được 10.448,66 tấn, tốc độ sản lượng sản xuất và tiêu thụ so với năm 2010 giảm 37,70% và 37,01%. Lượng hàng thành phẩm tồn kho vào thời điểm cuối năm tương đối cao 1.873,25 tấn tương đương tỷ lệ là 17,74%. Thị trường xuất khẩu là chủ yếu chiếm tỷ trọng là 59,72% năm 2011 chủ yếu là bán cho Công ty trong tập đoàn ở Malaysia vì thị trường trong nước không bán được nhiều và nhu cầu tài chính của PIV đến hạn thanh toán cho ngân hàng buộc Công ty tập đoàn trợ giúp bằng cách nhập hàng từ Việt Nam về nhiều hơn. Thị trường trong nước giảm đáng kể chiếm 40,28% trên tổng sản lượng tiêu thụ năm 2011 trong đó, Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ còn 26,08% giảm đi 20,16% so với năm 2010, Bình Dương chỉ còn 4,74% giảm đi 4,84% so với năm 2010 và Đồng Nai tương đối giảm ít chỉ giảm 0,65% so với năm 2010 chiếm tỷ trọng 9,45%.
Theo nguồn từ VSA dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng năm 2012 là 6 triệu tấn và năm 2013 là 6,5 triệu tấn. Từ đó cho thấy thị trường tiêu thụ trong tương lai rất lớn