Công tác nghiên cứu phát triển công nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 64 - 65)

Từ một nhà xưởng với 367 máy móc thiết bị ban đầu, qua quá trình phát triển công ty đã mở rộng qui mô sản xuất, đến nay đã phát triển thành 72 chuyền, có khoảng 4000 thiết bị các loại được nhập từ Nhật, Đức, Ý, Anh, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ…. Thiết bị đảm bảo sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi về chất lượng, độổn định sản phẩm theo chuyền may công nghiệp

Tất cả các công đoạn từ khâu nhập nguyên phụ liệu đến khâu thiết kế và may thành phẩm đều được thực hiện theo đúng quy trình nghiêm ngặt, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, nên sản phẩm của công ty được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Quy trình sản xuất

Khu vc thiết kế: thiết kế sản phẩm theo đơn đặt hàng, ngoài ra còn thiết kế

mẫu mã sản phẩm mới theo nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ thiết kế chuẩn bị các công đoạn ra rập, may mẫu, kể cả tài liệu kỹ thuật trước khi tạo ra rập mẫu chuyển sang bộ phận cắt bán thành phẩm.

Khu vc ct: sau khi nhận nguyên phụ liệu từ bộ phận kiểm vải, tùy theo mẫu thiết kế (ra rập mẫu) từ bộ phận sản xuất chuyển đến thì bộ phận cắt sẽ cắt bán thành phẩm theo khuôn mẫu.

Khu vc kim vi: tùy theo sản phẩm mà chất liệu may phù hợp, nguyên phụ

liệu được kiểm tra hết sức nghiêm ngặt về số lượng, chất lượng, quy cách,... trước khi nhập kho, sau đó tùy theo đơn hàng mà bộ phận này chuyển nguyên phụ liệu tới khâu cắt bán thành phẩm

Khu vc may thành phm:đây là bộ phận tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh theo

đơn đặt hàng của khách hàng. Trải qua các công đoạn từ khâu may, mổ túi tựđộng

đến may ép và là (ủi) thành phẩm, sau đó chuyển sản phẩm đến khu vực kiểm tra và

đóng gói sản phẩm lưu kho.

Đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm may, Công ty thành lập Tổ nghiên cứu phát triển trực thuộc Phòng Kỹ thuật với đội ngũ kỹ sư

có trình độ và kinh nghiệm trong ngành may nhằm mục tiêu nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới

đáp ứng với yêu cầu thị trường .

Chính thực hiện tốt công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là nguồn lực tạo ra nhân tố “Giá bán”, “Chất lượng sản phẩm” trong chuỗi giá trị .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)