5.1.1. Cơ chế quản lý, vận hành
Cơ chế quản lý
- Nhà nƣớc quản lý bằng chủ trƣơng, chính sách.
- Cộng đồng là chủ thể thực hiện của công tác quản lý CTR.
- Doanh nghiệp (tổ chức) tham gia quản lý CTR thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, chịu sự giám sát của cộng đồng và kiểm tra của nhà nƣớc.
Cơ chế vận hành
-Nhà nƣớc thống nhất chỉ đạo công tác quản lý CTR trên địa bàn theo các văn bản pháp quy, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTR, lập kế hoạch thực hiện các dự án về quản lý CTR, kêu gọi đầu tƣ từ nhiều nguồn vốn khác nhau vào lĩnh vực này, ƣu tiên giao đất cho các công trình xử lý. Thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động liên quan trong lĩnh vực này. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ trong lĩnh vực này cùng với kiểm soát giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, xử lý nghiêm khắc các sai phạm trong lĩnh vực này và khen thƣởng chính đáng đối với các cá nhân, tổ chức đã thực hiện tốt các chủ trƣơng liên quan.
-Cộng đồngphải nâng cao nhận thức về CTR, góp phần tích cực cùng với nhà nƣớc và các doanh nghiệp để quản lý tốt nhất nguồn ô nhiễm này, đặc biệt ở các đô thị, thị tứ, khu, cụm công nghiệp, làng nghề.
+ Nguyên tắc: Ngƣời nào xả thải CTR, ngƣời đó phải trả chi phí.
+ Các hộ có phát sinh CTR ( hộ gia đình, cơ sở sản xuất, công trình thƣơng mại, công sở...) cần tham gia một cách có ý thức cao bằng cách phân loại tại nguồn thải, không sử dụng công nghệ lạc hậu phát sinh nhiều CTR...
-Doanh nghiệp (tổ chức) tham gia quản lý CTR: Thực hiện đúng cam kết về nhiệm vụ quản lý CTR trên địa bàn theo hợp đồng, tổ chức mạng lƣới thu gom, vận chuyển và xử lý CTR hợp lý nhất. Chịu sự giám sát của cộng đồng. Chịu sự chỉ đạo của nhà nƣớc và đƣợc hỗ trợ bằng các chính sách ƣu đãi nhất định để đảm bảo bù đủ chi phí vận hành.
5.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý CTR
Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTR ngày càng hiệu quả, đề xuất áp dụng các giải pháp sau:
- Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ làm công tác quản lý CTR.
- Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ.
- Giới thiệu, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn, hội nghị khoa học quốc tế ở trong và ngoài nƣớc để tiếp cận hƣớng nghiên cứu mới mà thế giới đang quan tâm bằng nguồn ngân sách của tỉnh.
- Hợp tác đào tạo với các Trung tâm, Viện, trƣờng Đại học ở trong và ngoài nƣớc,…
5.1.3. Công tác quy hoạch các khu xử lý CTR
Để triển khai có hiệu quả quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025, kiến nghị UBND tỉnh:
-Đôn đốc, nhắc nhở đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các Khu xử lý CTR, đặc biệt là công tác giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.
-Nghiên cứu, thay đổi, ứng dụng các công nghệ xử lý CTR tiên tiến cũng nhƣ đầu tƣ các hệ thống, trang thiết bị xử lý CTR đồng bộ, hiệu quả, đúng kỹ thuật nhằm xử lý CTR đạt hiệu quả cao.
-Rà soát, điều chỉnh quy hoạch (nếu cần thiết) đối với một số khu xử lý CTR đƣợc quy hoạch gần khu dân cƣ hoặc có kế hoạch di dời các khu dân cƣ tự phát, xây dựng trái phép, đảm bảo khoảng cách ly an toàn giữa khu xử lý CTR và khu dân cƣ theo đúng quy hoạch.
-Tăng cƣờng trách nhiệm của UBND các huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch quản lý CTR theo phân công của UBND tỉnh; cụ thể: xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện đề án thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn; lập kế hoạch đóng cửa các bãi rác tạm gây ô nhiễm trên địa bàn; xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý CTR trên địa bàn.
5.1.4. Công tác quan trắc môi trƣờng và kiểm soát ô nhiễm MT về CTR
Để tăng cƣờng hơn nữa công tác quan trắc môi trƣờng và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là chất thải rắn, kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai:
-Điều chỉnh “Mạng lƣới quan trắc môi trƣờng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011- 2015, định hƣớng đến năm 2020” theo hƣớng bổ sung thêm việc quan trắc môi trƣờng tại các bãi rác tự phát, các điểm trung chuyển CTR. Thành phần quan trắc bao gồm: nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất, không khí và môi trƣờng đất.
-Trên cơ sở đó, việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng do CTR đƣợc tăng cƣờng bằng việc xây dựng, thiết lập bản đồ ô nhiễm tại các khu xử lý CTR, các bãi rác tự phát, các điểm trung chuyển CTR để có những cảnh báo môi trƣờng kịp thời cho ngƣời dân cũng nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc có những biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trƣờng kịp thời.
-Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện việc giám sát định kỳ về CTR (công tác thu gom, phân loại tại nguồn, chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định,…) Đặc biệt là yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện việc thu mẫu, phân tích đánh giá thành phần CTR.
-Nguồn kinh phí để thực hiện công tác quan trắc và kiểm soát ô nhiễm MT về CTR do nhà nƣớc chi trả. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỉnh cần ban hành những quy định cụ thể đối với việc thực hiện quan trắc môi trƣờng định kỳ (trong đó có CTR) tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ do cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện để đảm bảo tính khách quan, nhƣng nguồn chi phí thực hiện sẽ do các cơ sở, doanh nghiệp chi trả.
5.1.5. Công tác xây dựng các văn bản pháp pháp luật, quy định, hƣớng dẫn quản lý CTR tại tỉnh
UBND tỉnh tăng cƣờng công tác xây dựng, ban hành các văn bản về bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là quản lý CTR đồng thời quan tâm chỉ đạo kịp thời, cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc thành các quy định phù hợp để áp dụng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cần xây dựng, ban hành những chính sách cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.Cụ thể nhƣ:
5.1.5.1. Cơ chế đầu tƣ
Tỉnh bố trí nguồn ngân sách của địa phƣơng để hỗ trợ đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR nhƣ: đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đƣờng giao thông, điện, nƣớc,... tại các khu quy hoạch xử lý CTR), đầu tƣ xây dựng khu xử lý CTR ở các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi.
5.1.5.2. Cơ chế chính sách ƣu đãi, đẩy mạnh XHH trong quản lý CTR
Mục tiêu của chính sách này là tạo điều kiện để cộng đồng thể hiện vai trò chủ thể của mình đối với CTR, huy động cao nhất nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác vệ sinh môi trƣờng, bao gồm 3 nhóm chính sách chủ yếu:
1. Khuyến khích và huy động mọi nguồn vốn của cộng đồng, xã hội vào quản lý CTR
Việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ từ các cộng đồng, cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài sẽ không chỉ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc mà còn làm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng trong công tác quản lý CTR. Một số giải pháp chính:
-Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các lực lƣợng xã hội tham gia vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nhƣ: hỗ trợ chi phí xử lý, cho vay lãi suất ƣu đãi, giao đất và miễn tiền sử dụng đất và thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn, ƣu tiên hỗ trợ vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đến chân tƣờng rào của dự án...
-Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ, tăng tỷ lệ đầu tƣ trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của ODA, áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải bằng các chính sách ƣu đãi nhƣ:
+ Kêu gọi các nhà tài trợ tăng cƣờng đầu tƣ cho lĩnh vực quản lý và xử lý CTR đô thị. Các dự án này có thể lồng ghép với các công trình đầu tƣ nâng cấp đô thị, xóa đói giảm nghèo ở các đô thị, cải thiện môi trƣờng đô thị...
+ Tìm kiếm các đối tác nƣớc ngoài trong việc xây dựng một số nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn theo phƣơng thức BOT hoặc hình thức 100% vốn nƣớc ngoài. Ngoài việc huy động vốn của các đối tác còn tiếp thu đƣợc công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn mới, hiện đại.
2. Ưu đãi đầu tư để đẩy mạnh tư nhân hóa trong quản lý CTR ( thu gom, vận chuyển và xử lý )
Cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đƣợc nhà nƣớc quy định chi tiết tại:
-Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
-Thông tƣ 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn cơ chế ƣu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tƣ cho quản lý CTR.
A.Chính sách ƣu đãi và hỗ trợ tài chính đối với cơ sở xử lý CTR a. Hỗ trợ tiêu thụ và hỗ trợ về giá đối với sản phẩm
-Bảo đảm thu đủ bù chi cộng lãi suất hợp lý.
-Thời gian trợ giá đối với sản phẩm đƣợc xác định căn cứ vào thời điểm dự án có sản phẩm và khả năng bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm đƣợc trợ giá.
-Nguồn kinh phí hỗ trợ giá đƣợc lấy từ Quỹ bảo vệ môi trƣờng Việt Nam. b. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR -Tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng cơ sở xử lý CTR đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR thông qua các chƣơng trình và dự án khoa học công nghệ.
-Mức hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề án nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do cơ sở thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện.
c. Hỗ trợ đào tạo lao động
-Chi phí đào tạo khi cử ngƣời lao động đi học tập (do cơ sở xử lý CTR trả lƣơng) đƣợc tính vào chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật.
-UBND các cấp căn cứ khả năng ngân sách địa phƣơng xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chuẩn hóa kiến thức cơ bản cho ngƣời lao động tại các cơ sở xử lý CTR (trong trƣờng hợp cần thiết).
-Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR cho các đơn vị cá nhân hoạt động trong lĩnh vực về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
B.Chính sách ƣu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với cơ sở thu gom, vận chuyển CTR
a. Ƣu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
-Tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng trạm trung chuyển CTR đƣợc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
-Tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, vận chuyển CTR đƣợc hƣởng các ƣu đãi về tín dụng.
b. Ƣu đãi về thuế
-Ƣu đãi thuế nhập khẩu trang thiết bị, phƣơng tiện thu gom, vận chuyển CTR. -Ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc
-Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy định còn đƣợc ngân sách địa phƣơng hỗ trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ.
d. Thu phí vệ sinh
-Hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại khu vực điểm dân cƣ nông thôn, làng nghề chƣa có dịch vụ thu gom,
vận chuyển CTR đƣợc thu phí vệ sinh theo quy định và đƣợc ngân sách địa phƣơng hỗ trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ.
3. Khuyến khích giảm thiểu CTR và tái chế CTR bằng nhiều hình thức
-Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tƣ đổi mới công nghệ, chƣơng trình sản xuất sạch hơn, tái chế CTR tại cơ sở phát sinh và hỗ trợ thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mang tính bảo vệ môi trƣờng.
-Đối với phân hữu cơ, việc sử dụng còn chƣa phổ biến, vì thế cần có chính sách trợ giá cho các nhà máy sản xuất phân hữu cơ để có thể bán sản phẩm với giá cả hợp lý (tƣơng đối rẻ) cho nông dân sử dụng. Chi phí này cần đƣợc coi nhƣ chi phí làm sạch môi trƣờng đô thị.
-Quản lý thống nhất hoạt động mua bán phế liệu từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất công nghiệp...
5.1.6. Biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý CTR CTR
Hiện nay, theo Luật Bảo vệ môi trƣờng số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005, tại chƣơng VIII, mục 3 quy định về việc quản lý chất thải rắn thông thƣờng bao gồm:
Điều 77. Quy định việc phân loại chất thải rắn thông thƣờng : CTR thông thƣờng đƣợc phân thành hai nhóm chính và các tổ chức, cá nhân phát sinh CTR có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn.
Điều 78. Quy định việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thƣờng: Tổ chức, cá nhân phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom; CTR thông thƣờng phải đƣợc vận chuyển theo nhóm đã đƣợc phân loại tại nguồn và đƣợc tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng.
Điều 79. Quy định đối với Cơ sở tái chế, tiêu hủy, khu chôn lấp chất thải rắn thông thƣờng: Nêu rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hƣớng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thƣờng.
Điều 80. Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp CTR thông thƣờng: Nêu rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc lập, phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thƣờng trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
Để thực thi Luật Bảo vệ môi trƣờng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2009 NĐ – CP ngày 31/12 /2009 về xử lý vi phạm luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, khung hình phạt đối với các hành vi vi phạm về CTR được
quy định tại điều 16. Vi phạm các quy định về vận chuyển, chôn lấp, thải chất thải rắn thông thƣờng; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trƣờng với mức phạt từ 500.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Đồng thời có hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Để tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về CTR