TÁC ĐỘNG CỦA CTRSH ĐẾN MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 25 - 28)

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ ảnh hưởng của CTRSH

CTRSH

Môi trƣờng khí

Môi trƣờng đất Môi trƣờng nƣớc

Con ngƣời

Cây trồng Văn hóa

du lịch Giao thông

a. Tác động đến môi trường không khí

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều nhƣ ở Việt Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong CTR phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa, ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí và gây mùi khó chịu cho con ngƣời. Khí sinh học hình thành từ các bãi chôn lấp do quá trình phân hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều các khí độc hại nhƣ H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 và các hợp chất hữu cơ bay hơi. Ngoài các hơi khí độc, gây ô nhiễm thông thƣờng phát sinh trong quá trình thiêu đốt rác thải có thể tạo ra các khí nhƣ PCBs, PAHs, các hợp chất dioxin và furans.

b. Tác động đến môi trường nước

Các loại RTSH nếu là CTR hữu cơ, trong môi trƣờng nƣớc sẽ đƣợc phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nƣớc sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nƣớc. Phần chìm trong nƣớc sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng nhƣ CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc và các loài động thực vật.

c.Tác động đến môi trường đất

Trong thành phần CTRSH chƣa phân loại có chứa nhiều chất độc. Do đó, khi đƣa vào môi trƣờng, các chất độc này sẽ xâm nhập vào trong đất, tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, các loài động vật không xƣơng sống...làm đất giảm tính đa dạng sinh học và có thể phát sinh nhiều loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng rộng rãi bao bì nylon trong sinh hoạt và đời sống cũng ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bãi chôn lấp CTRSH cũng làm mất đi một quỹ đất không nhỏ. Ngoài ra, trong quá trình thiêu đốt chất thải, tro thải thải ra cũng chứa nhiều chất độc hại cũng làm suy giảm chất lƣợng đất.

d. Tác động của CTRSH đến kinh tế - xã hội

Ngày nay, công tác quản lý, xử lý CTRSH đang trở thành vấn đề môi trƣờng cấp bách và mang tính kinh tế - xã hội quan trọng không chỉ ở các nƣớc công nghiệp hóa mà còn ở các nƣớc đang phát triển do những nguyên nhân sau đây:

-Vòng đời của các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho sinh hoạt của con ngƣời ngày càng ngắn đi do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển.

-Việc thu gom và xử lý CTR thải gặp nhiều khó khăn do lƣợng phát sinh CTRSH ngày càng lớn, thành phần phức tạp và nhiều loại có thể khó xác định thành phần hóa học trong rác thải.

-Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất hàng tiêu dùng chƣa đồng bộ, chƣa tiết kiệm nên dẫn đến tình trạng lƣợng CTR phát sinh nhiều, lãng phí tài nguyên và còn gây sức ép lớn đến môi trƣờng, thậm chí làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

-Các tác động và ảnh hƣởng của CTRSH đến kinh tế - xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng.

e. Tác động của CTRSH đến sức khỏe con người

Trong thành phần CTRSH, hàm lƣợng chất hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn do CTRSH của ngƣời dân chủ yếu là thực phẩm thừa. Loại CTR này dễ bị phân hủy, lên men và bốc mùi gây khó chịu cho ngƣời dân xung quanh. Chất thải lâu ngày không đƣợc thu gom, xử lý là môi trƣờng tốt cho các loài gây bệnh nhƣ: ruồi, muỗi, chuột, gián...qua các nguồn trung gian có thể phát sinh thành dịch bệnh gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân

Các loại hơi, khí độc có mặt trong khí sinh học phát sinh từ các bãi chôn lấp, bãi đổ thải lộ thiên có khả năng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm kim loại nặng trong môi trƣờng nƣớc, đất có khả năng ảnh hƣởng tới chất lƣợng các nguồn thực phẩm và gây nguy hiểm đối với sức khỏe con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn, hô hấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 25 - 28)