Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 37 - 42)

Nai [4] [9]

Theo kết quả tổng hợp, thống kê, khối lƣợng CTR thông thƣờng gồm CTRSH và CTRCNKNH phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 2.379 tấn/ngày; trong đó CTRSH khoảng 1.389 tấn/ngày.

Khối lƣợng CTR thông thƣờng đƣợc phân loại, thu gom, vận chuyển khoảng 2.074 tấn/ngày (chiếm 87.2% khối lƣợng phát sinh); trong đó, tỷ lệ đƣợc thu gom, xử lý hợp vệ sinh chiếm 25%, 47% đƣợc thu gom, phân loại và tái chế tại các cơ sở mua bán phế liệu, 28% đƣợc thu gom, tập kết tại 43 bãi rác tự phát (với tổng diện tích khoảng 15,9ha) tại các địa phƣơng.

Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 42 đơn vị tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH (trong đó có 23 hợp tác xã và còn lại là các tổ dịch vụ thu gom rác).

Tại Tp. Biên Hòa:

Công ty Dịch vụ Môi trƣờng đô thị Biên Hòa là đơn vị thực hiện thu gom CTR thông thƣờng trên địa bàn 26/26 phƣờng, xã. Khối lƣợng thu gom, vận chuyển khoảng 926 tấn/ngày, đạt tỷ lệ thu gom, vận chuyển 96,4%. Công ty đang quản lý và vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTRSH và CTRCNKNH tại phƣờng Trảng Dài với diện tích quy hoạch 15ha. Bãi rác Trảng Dài có 09 hố chôn lấp CRTSH và 05 hố chôn lấp CTRCNKNH. Công ty đã hoàn thành chôn lấp CTR tại 05 hố chôn lấp CTRCNKNH và 07 hố chôn lấp CRTSH. Đồng thời đang triển khai chôn lấp CTR tại 02 hố chôn lấp CRTSH. Ngoài ra, Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nƣớc rỉ rác, trạm cân, đƣờng nội bộ, nhà điều hành, hàng rào.

Thị xã Long Khánh

Lƣợng CTR thông thƣờng phát sinh trên địa bàn thị xã Long Khánh vào khoảng 76,9 tấn/ngày. Khối lƣợng thu gom, vận chuyển trung bình khoảng 65,6 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ 85,3%). CTRSH đƣợc thu gom và chôn lấp vào các bãi rác tạm tại xã Suối Tre (diện tích khoảng 5.000m2) cách trung tâm thị xã khoảng 2km,

xã Hàng Gòn (diện tích khoảng 1.000m2), Xuân Lập (diện tích khoảng 1.000m2 ). Các đơn vị hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải trên địa bàn thị xã gồm có HTX MT Trúc Anh (tại 06 phƣờng và xã Bảo Vinh, Bảo Trâm), HTX Xuân Tân, HTX Xuân Thanh, HTX Xuân Lập. Nhìn chung, trên địa bàn thị xã còn khá nhiều hộ dân cƣ chƣa chấp hành tốt việc đăng ký thu gom CTR nên gây ô nhiễm ở những nơi vứt rác bừa bãi. Việc triển khai xây dựng bãi chôn lấp CTR cho thị xã đƣợc tiến hành quá chậm.

Huyện Long Thành

CTR đƣợc thu gom, vận chuyển tập trung về 02 bãi xử lý CTRSH tạm thời: 01 điểm tại ấp Tân Cang – xã Phƣớc Tân với diện tích 2ha, 01 điểm ở khu Liên Kim Sơn – Thị trấn Long Thành với diện tích 1,5ha. Phƣơng pháp xử lý CTR chủ yếu là đốt và chôn lấp. Hiện nay trên địa bàn huyện có 03 đơn vị hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR gồm: Trung tâm Dịch vụ quản lý đô thị huyện Long Thành hoạt động thu gom CTR tại thị trấn Long Thành và các xã An Phƣớc, Long Đức; DNTN Sơn Trọn thu gom ở các xã Long Hƣng, An Hòa; HTX Dịch vụ Môi trƣờng Phƣớc Tân và đơn vị tƣ nhân Nếp Sống Mới thu gom CTR tại xã Phƣớc Tân và một phần xã Tam Phƣớc. Phƣơng tiện thu gom vận chuyển bao gồm 01 xe chuyên dùng 12 tấn, 03 xe 4,5 tấn và 08 xe cải tiến. Nhìn chung, việc thu gom, vận chuyển và xử lý CRTSH tại huyện còn nhiều khó khăn do chƣa đầu tƣ xây dựng Khu xử lý CTR tại xã Bàu Cạn với diện tích 100ha để xử lý CTR liên huyện Long Thành và Nhơn Trạch.

Huyện Vĩnh Cửu

Trên địa bàn huyện có HTX Dịch vụ VSMT Trúc Xanh hoạt động thu gom, vận chuyển CTR tại thị trấn Vĩnh An và một số xã, chợ, bến xe, khu dân cƣ tập trung. Riêng đối với các xã vùng nông thôn, ngƣời dân tự xử lý CRT bằng cách đổ trong vƣờn, đốt hoặc ủ làm phân bón. Lƣợng CTR thu gom hàng ngày tại thị trấn Vĩnh An đƣợc vận chuyển về bãi rác tạm (có diện tích là 2.000m2) và xử lý đốt vào mùa khô. Tại các xã Thạnh Phú và Tân Bình, CTR đƣợc tập kết về các bãi trung chuyển, sau đó hợp đồng với Công ty Dịch vụ Môi trƣờng đô thị Biên Hòa để vận chuyển, xử lý tại bãi rác Trảng Dài.

Huyện Cẩm Mỹ

Huyện đang xây dựng quy hoạch sử dụng đất gồm cả quy hoạch các bãi chôn lấp CTRSH. CTRSH đƣợc ngƣời dân tự xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Song, vẫn còn tồn tại việc thải bỏ CRTSH vào các lô cao su và các khu đất trống gây ô nhiễm môi trƣờng.

Huyện Thống Nhất

Theo số liệu thống kê của huyện, lƣợng CTRSH thu gom đƣợc mỗi ngày là 29 tấn/ngày; chƣa tính đến lƣợng CTR do các hộ gia đình tự xử lý, không hợp đồng thu gom CTR với đội thu gom CTR của xã hoặc hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trƣờng.

Công tác thu gom CTRSH đƣợc thực hiện thƣờng xuyên với tần suất 01 ngày/01 lần. Đối với những vùng sâu, vùng xa do mật độ dân số thấp nên đƣợc thu gom 02 ngày/lần. Các phƣơng tiện thu gom vận chuyển CTR hiện nay chủ yếu do các tổ thu gom CTR tại các xã tự trang bị và cũng đang từng bƣớc có sự chuyển biến tích cực từ các loại xe tự chế của ngƣời dân sang các loại xe thu gom chuyên dụng. Tuy nhiên việc chuyển đổi phƣơng tiện thu gom chƣa đồng bộ nên việc xử lý CTR hiện nay hầu hết chƣa hợp vệ sinh và không đồng bộ.

Trên địa bàn huyện Thống Nhất hiện tại chƣa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên hầu hết lƣợng CTRSH sau khi thu gom đều đƣợc đổ bỏ tại các bãi rác hở của huyện và đƣợc xử lý chủ yếu theo phƣơng thức phân loại sơ bộ sau đó đốt và chôn lấp. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển trên địa bàn đạt khoảng 50,9%. Hiện nay huyện đã quy hoạch Khu xử lý CTR (CTRSH, CTRCNKNH và CTNH) có diện tích 130ha tại xã Quang Trung. Đây sẽ là khu xử lý CTR liên huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh. Ngoài ra tại các xã còn lại sẽ bố trí trạm trung chuyển có quy mô từ 0,1 - 0,5ha.

Huyện Trảng Bom

Hiện nay 90% các ấp - khu phố có tổ thu gom CTR trong nhân dân, 94,1% các xã – thị trấn có tổ thu gom CTR. Tỷ lệ thu gom CTR thông thƣờng đạt 95%. Trên địa bàn huyện có 05 đơn vị/cá nhân hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trƣờng gồm: HTX Thành Lâm, HTX Tân Hòa, HTX Hòa Phát, HTX Bắc Sơn và tổ thu gom

CTR Thành Lộc. Nhà máy xử lý CTR tại xã Tây Hòa đã đi vào hoạt động nên các đơn vị đã thu gom, vận chuyển tập trung CTR về Nhà máy xử lý. Phƣơng pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh.

Huyện Tân Phú

CTRSH đƣợc thu gom từ các xã Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Xuân và các chợ trên địa bàn huyện, phƣơng pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp và đốt.

Huyện Nhơn Trạch

UBND huyện đã xây dựng khu xử lý CTRSH tạm của huyện với quy mô 02 ha tại khu vực Đồng Mu Rùa thuộc xã Phƣớc An để xử lý CTRSH cho huyện. Khối lƣợng CTR thu gom khoảng 271.9 tấn/ngày. Các đơn vị thu gom CTR trên địa bàn huyện gồm có: HTX Hiệp Hòa thu gom tại 04 xã: Phú Hội, Phƣớc Thiền, Long Thọ và Hiệp Phƣớc; HTX Nhơn Long và Nhơn Hòa thu gom tại 05 xã: Phú Hữu, Đại Phƣớc, Phú Đông, Vĩnh Thanh, Phú Thạnh; HTX dịch vụ Nông nghiệp Phƣớc Khánh thu gom tại xã Phƣớc Khánh. Phƣơng tiện thu gom và vận chuyển CTR có 01 xe ép rác loại 15 tấn, 01 xe ép rác loại 05 tấn, 05 xe cải tiến và 06 xe ba gác.

Hiện nay trên địa bàn huyện chƣa có đơn vị đầu tƣ thực hiện xử lý CTRSH. Việc xử lý hiện tại chỉ là thu gom về đổ và đốt. Nhìn chung, tuy đã hình thành các HTX và các đội thu gom CTRSH, song do huyện chƣa có bãi chôn lấp hợp vệ sinh, nên còn tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do CTR làm ảnh hƣởng đến đời sống của dân cƣ.

Huyện Định Quán

Tổng khối lƣợng CTR thông thƣờng thu gom trên địa bàn huyện ƣớc khoảng 194 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom khoảng 66% lƣợng CTR phát sinh. CTR sau khi đƣợc thu gom và vận chuyển đến các bãi rác của địa phƣơng sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt. Hiện nay công tác thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện đều do các cơ sở tƣ nhân trực tiếp thực hiện. Lƣợng CTR thu gom chủ yếu từ các chợ và một số hộ gia đình ở trung tâm xã, thị trấn. Các đơn vị thu gom trên địa bàn huyện gồm có:

- HTX thƣơng mại dịch vụ Phú Lợi: HTX hiện có khoảng 22 công nhân thực hiện thu gom hằng ngày. Về phƣơng tiện, HTX có 2 xe tải lớn (loại 7 tấn và 10 tấn), 22 xe thô sơ (chủ yếu là xe ba gác), thực hiện thu gom cho các xã Phú Vinh, Phú Lợi, Gia Canh, Thị trấn Định Quán và một phần xã Phú Tân. Khối lƣợng CTR thu gom khoảng gần 40 tấn/ngày của hơn 3000 hộ. Tần suất thu gom: 2 lần/ngày.

- Bà Đặng Thị Hiền: Thực hiện thu gom CTR cho xã La Ngà. Khối lƣợng CTR thu gom khoảng 1 tấn/ngày. Tần suất thu gom 01 ngày/lần.

- Ông Nguyễn Văn Giàu: Thực hiện thu gom CTR cho 02 xã Ngọc Định và Phú Ngọc. Khối lƣợng CTR thu gom khoảng 1,45 tấn/ngày với tần suất thu gom 2 ngày/lần.

- Ông Trần Đình Thành: Thực hiện thu gom CTR cho 02 xã Phú Túc và Túc Trƣng. Khối lƣợng CTR thu gom khoảng 500kg/ngày cho khoảng 450 ha.

- BQL chợ Phú Cƣờng: Thu gom CTR của chợ và những hộ có nhu cầu trong xã.

- BQL chợ Suối Nho: Lƣợng CTR thu gom trung bình khoảng 1,5 tấn/ngày phát sinh từ chợ Suối Nho và một số hộ dân dọc đƣờng tỉnh ĐT 763. Tần suất thu gom 02 ngày/lần.

- BQL chợ Phú Hòa: Lƣợng CTR thu gom trung bình khoảng 1,5 tấn/ngày phát sinh từ chợ Phú Hòa và một số hộ dân trong xã.

Huyện Xuân Lộc

Ở Thị trấn Gia Ray chỉ thu gom đƣợc khoảng 70% tổng lƣợng CTRSH phát sinh. Trên địa bàn các xã, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30-40%. Theo kết quả điều tra thực tế, thì chỉ có khoảng 48% lƣợng CTRSH đƣợc thu gom xử lý tại bãi rác của huyện, lƣợng CTR còn lại đƣợc đốt tiêu hủy tự nhiên. Nhìn chung, công tác quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các xã chƣa có bãi rác hợp vệ sinh, huyện cũng chƣa triển khai xây dựng bãi chôn lấp CTR.

Theo Quy hoạch các khu xử lý CRTSH đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai thì trên địa bàn huyện Xuân Lộc sẽ xây dựng bãi chôn lấp CTRSH tại xã Xuân Tâm (rộng 10ha) để thu gom, xử lý CTRSH cho toàn huyện, các xã khác sẽ có bãi trung chuyển CTRSH về xử lý tại bãi rác chung của huyện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)