DỰ BÁO KHỐI LƢỢNG CTRSH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 52)

Theo báo cáo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng của tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 thì hệ số phát thải CTRSH tại các đô thị, khu dân cƣ là khoảng 0,3 - 0,5kg/ ngƣời/ngày. Dự báo đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, khối lƣợng CTRSH phát sinh hàng ngày khoảng 577.829 tấn/năm 2015 và 631.916 tấn/năm 2020. Dự kiến đến năm 2015, vấn đề quản lý, xử lý CTRSH sẽ đƣợc giải quyết triệt để. Theo đề án bảo vệ môi trƣờng tỉnh Đồng Nai, đến năm 2015, chỉ tiêu thu gom và xử lý CTRSH theo tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng đạt 100%. Vì vậy, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp nỗ lực để đạt các chỉ tiêu đã đề ra, trong đó tập trung chủ yếu vào việc thu gom và xử lý CTRSH đô thị. Trên cơ sở đó, tỉnh đã có những chính sách khuyến khích đầu tƣ lớn cho các đơn vị dịch vụ môi trƣờng đô thị về cơ sở vật chất - kỹ thuật, tổ chức, con ngƣời. Đồng thời khẩn trƣơng triển khai quy

hoạch, xây dựng hoàn chỉnh và đƣa vào hoạt động có hiệu quả các khu xử lý CTR hợp vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các khu xử lý chất thải liên huyện, liên đô thị.

Bảng 4.3: Dự báo lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

TT Huyện/TP CTR hữu cơ (tấn/ngày) CTR tái chế (tấn/ngày) CTR khác (tấn/ ngày) 2015 2020 2025 2015 2020 2025 2015 2020 2025 1 TP Biên Hòa 702,00 819,00 986,70 234,00 273,00 328,90 11,70 13,65 16,45 2 TX. Long Khánh 131,10 171,00 214,89 43,70 57,00 71,63 2,19 2,85 3,58 3 Huyện Long Thành 118,26 155,25 200,61 39,42 51,75 66,87 1,97 2,59 3,34 4 Huyện Thống Nhất 56,32 75,06 86,51 18,77 25,02 28,84 0,94 1,25 1,44 5 Huyện Trảng Bom 69,34 80,43 90,46 23,11 26,81 30,15 1,16 1,34 1,51 6 Huyện Vĩnh Cửu 45,72 50,73 59,98 15,24 16,91 19,99 0,76 0,85 1,00 7 Huyện Tân Phú 58,67 72,99 78,26 19,56 24,33 26,09 0,98 1,22 1,30 8 Huyện Nhơn Trạch 93,15 129,60 150,93 31,05 43,20 50,31 1,55 2,16 2,52 9 Huyện Định Quán 75,96 81,78 90,57 25,32 27,26 30,19 1,27 1,36 1,51 10 Huyện Cẩm Mỹ 53,75 62,13 68,56 17,92 20,71 22,85 0,90 1,04 1,14 11 Huyện Xuân Lộc 73,60 86,94 103,30 24,53 28,98 34,43 1,23 1,45 1,72 Tổng cộng 1477,87 1784,91 2130,77 492,62 594,97 710,26 24,63 29,75 35,51

“Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai đến năm 202”[3] 4.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTSH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

4.4.1. Công tác chỉ đạo, xây dựng các văn bản pháp pháp luật và tổ chức thực hiện quản lý CTR [13] thực hiện quản lý CTR [13]

Trong những năm qua, công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh nói chung và CTRSH nói riêng từng bƣớc đƣợc chấn chỉnh, ngày càng đi vào nề nếp, nhất là sau khi UBND ban hành Chỉ thị số 04/CT – UBND ngày 11 tháng 3 năm 2010 về chấn chỉnh công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy CTR thông thƣờng và CTNH trên địa bàn tỉnh và đƣợc thay thế bằng Chỉ thị số 18/CT – UBND ngày 21 tháng 6 năm 2011 về việc tiếp tục tăng cƣờng quản lý CTR thông thƣờng, CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các cấp, các ngành địa phƣơng, DN đã triển khai nhiều giải pháp, tăng cƣờng đầu tƣ nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai các quy định của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh; Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy an toàn CTNH trên địa bàn Tỉnh.

Năm 2010, tỷ lệ thu gom các loại CTR thông thƣờng tại Tp Biên Hòa đạt 85,2% tăng 25,2% so với năm 2006, vƣợt 5% so với chỉ tiêu. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTNH đạt 61% tăng 36% so với năm 2006 cao hơn so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Riêng năm 2011, tỷ lệ thu gom CTRSH tại Tp Biên Hòa chỉ đạt 78,1%.

Thực hiện Quyết định số 798/QĐ – TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình đầu tƣ xử lý CTR 2011 – 2020 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định về QLCTR; để tiếp tục tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo:

-Sở Xây dựng đã hoàn thành và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh Đồng Nai; trong đó bao gồm xây dựng kế hoạch xử lý các bãi rác đến thời hạn đóng cửa và bãi rác tạm gây ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh về chỉ tiêu tỷ lệ thu gom và xử lý CTR.

-Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mƣu, đề xuất UBND tỉnh ban hành và thực hiện các chính sách ƣu đãi trong thu hút đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ xử lý CTR thông thƣờng, CTNH theo quy định hiện hành.

-Sở Tài chính đề xuất bố trí kinh phí, đề xuất triển khai các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ về: Đất đai, thuế, đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào công trình, đào tạo lao động và vay vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ xây dựng các khu xử lý CTR, CTNH theo quy hoạch; xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn tỉnh.

quan giám sát và kiểm tra việc thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH, CTR thông thƣờng đối với khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng quý, báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện việc quản lý CTNH, CTR thông thƣờng; những khó khăn vƣớng mắc và đề xuất biện pháp xử lý tiếp theo.

4.4.2. Công tác quy hoạch các khu xử lý CTR

UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp tham mƣu, đề xuất, lập và phê duyệt quy hoạch về CTR từ năm 2000; cụ thể:

-Quyết định số 931/QĐ.CT.UBT ngày 18/4/2000 của Chủ tịch UBND Tỉnh về việc quy hoạch bãi chôn lấp CTRSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

-Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch các khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 theo Quyết định số: 7480/QĐ.UBND, ngày 26/7/2006.

-Đến năm 2012, UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch quản lý CTR đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 trong đó bao gồm các khu xử lý chất thải rắn.

Nhìn chung, công tác quy hoạch các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đƣợc thực hiện rất tốt do đã có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh. Trong đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển CTR, hệ thống xử lý CTR đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025. Đồng thời, quy định lộ trình thực hiện quy hoạch, nguồn lực thực hiện, cơ chế thực hiện quy hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ và phân công tổ chức thực hiện cho các ngành, các cấp trong tỉnh. Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng các Khu xử lý CTR còn chậm do vƣớng mắc trong công tác giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng. Các khu xử lý CTR đã đi vào hoạt động thì việc xử lý chất thải chƣa đạt hiệu quả cao do gặp nhiều khó khăn về công nghệ, kỹ thuật dẫn đến khiếu kiện của nhân dân xung quanh. Một số khu xử lý CTR đƣợc quy hoạch gần khu dân cƣ nên vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do CTR ảnh hƣởng đến ngƣời dân là khó tránh khỏi. UBND các huyện chƣa chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện quy hoạch quản lý CTR theo phân công của UBND tỉnh.

4.4.3. Công tác xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR [9] xử lý CTR [9]

-Tổ chức bộ máy quản lý CTR: Theo báo cáo chuyên đề năm 2011 của UBND tỉnh Đồng Nai thì số lƣợng nhân sự làm công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng cấp tỉnh có 192 ngƣời, cấp huyện có 52 ngƣời và hầu hết các xã, phƣờng, thị trấn đều bố trí 01 nhân viên hợp đồng làm công tác địa chính - môi trƣờng, đa số chủ yếu làm về công tác quản lý môi trƣờng bao gồm luôn kiêm nhiệm công tác quản lý CTR. Trình độ chuyên môn còn yếu, đặc biệt là về lĩnh vực quản lý CTR.

-Tổ chức bộ máy thu gom, vận chuyển, xử lý CTR:

+Theo báo cáo của Sở Xây dựng (đơn vị đƣợc tỉnh chỉ định lập quy hoạch) thì tỉnh Đồng Nai quy hoạch có 9 khu xử lý chất thải, trong đó có 6 khu xử lý rác thải sinh hoạt cho từng huyện và đô thị, gồm: khu xử lý 20 ha tại xã Xuân Mỹ (huyện Cẩm Mỹ); khu xử lý 15 ha tại phƣờng Trảng Dài; khu xử lý 20 ha tại xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc); khu xử lý 20 ha tại xã Phú Thanh (huyện Tân Phú); khu xử lý 20 ha tại xã Túc Trƣng (huyện Định Quán); khu xử lý 20,3 ha tại xã Tây Hoà (huyện Trảng Bom); 3 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị, gồm: khu xử lý 130 ha tại xã Quang Trung (huyện Thống Nhất); khu xử lý 104 ha tại xã Bàu Cạn (huyện Long Thành); khu xử lý 81 ha tại xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu).

+ Chỉ có thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và huyện Nhơn Trạch đã thành lập đơn vị công lập thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và đƣợc trang bị các phƣơng tiện vận chuyển đồng bộ, chuyên dụng từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Các địa phƣơng khác chƣa có đơn vị công lập thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; phƣơng tiện vận chuyển tự chế, chƣa đồng bộ nên kết quả thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH kém.

4.4.4. Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm và quan trắc môi trƣờng và kiểm soát ô nhiễm MT do CTR [17] kiểm soát ô nhiễm MT do CTR [17]

-Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trƣờng trong thời gian qua đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc quan tâm, chú trọng. Các vụ việc vi phạm môi

trƣờng đƣợc phát hiện và xử lý nghiêm minh nhằm mục tiêu thực thi Luật Bảo vệ môi trƣờng, ngăn ngừa ô nhiễm, phòng chống, răn đe tội phạm môi trƣờng. Điển hình: vụ xả nƣớc thải của Công ty Vedan Việt Nam, vụ xả nƣớc thải của Công ty TNHH AB Mauri, vụ đổ trộm chất thải nguy hại của Công ty TNHH Tân Phát Tài. …Tuy nhiên, hầu hết các vụ vi phạm trên đều xuất phát từ việc ngƣời dân tố cáo, phát hiện. Nguyên nhân trên là do khi các cơ quan nhà nƣớc tiến hành thanh tra, kiểm tra thƣờng thực hiện vào giờ hành chính và có thông báo trƣớc cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ có biện pháp đối phó, che dấu vi phạm. Trong khi các hành vi vi phạm pháp luật thƣờng đƣợc thực hiện lén lút vào ban đêm, lúc trời mƣa to,…do đó, việc phát hiện, tố giác chủ yếu do ngƣời dân địa phƣơng thông báo hoặc chỉ khi có đơn kiện, phát sinh điểm nóng về ô nhiễm môi trƣờng và CTR thì các cơ quan nhà nƣớc mới tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, các chế tài xử phạt, khung hình phạt vi phạm hành chính về môi trƣờng, CTR còn quá thấp, chƣa đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm.

-Công tác quan trắc môi trƣờng và kiểm soát ô nhiễm MT trong thời gian qua đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc quan tâm, chú trọng. Tỉnh Đồng Nai đã thành lập Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trƣờng với chức năng thực hiện các hoạt động quan trắc các thành phần môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí) trên địa bàn tỉnh. Ngày 11/11/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2975/QĐ-UBND phê duyệt “Mạng lƣới quan trắc môi trƣờng tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020”. Mạng lƣới quan trắc môi trƣờng Đồng Nai xây dựng theo chế độ quan trắc gián đoạn và quan trắc tự động liên tục. Trong đó, quan trắc gián đoạn là thực hiện quan trắc các khu vực chịu ảnh hƣởng của các nguồn tác động nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, giao thông, các bãi chôn lấp chất thải. Các khu vực này đều bố trí mạng lƣới quan trắc gồm: nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất, không khí và môi trƣờng đất. Còn quan trắc tự động liên tục là xu hƣớng phát triển trong công tác quan trắc môi trƣờng hiện nay trên thế giới và là một điểm mới trong mạng lƣới quan trắc môi trƣờng của tỉnh. Nó bao gồm việc đầu tƣ các trạm quan trắc không khí và nƣớc mặt tự động liên tục, nhằm theo dõi liên tục diễn biến chất

lƣợng môi trƣờng theo thời gian và không gian, để thông tin kịp thời đến cộng đồng dân cƣ. Đây là một bƣớc tiến lớn trong công tác quản lý, quan trắc môi trƣờng và kiểm soát ô nhiễm MT đối với CTR bởi vì trƣớc đây việc quan trắc môi trƣờng tại các khu xử lý, bãi chôn lấp đƣợc giao cho chủ đầu tƣ tự thực hiện nên kết quả quan trắc chƣa phản ánh đúng thực tế về chất lƣợng môi trƣờng và diễn biến ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực. Tuy nhiên, đối với các bãi rác tự phát, các điểm trung chuyển CTR thì việc quan trắc môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm thực hiện. Vì vậy, việc kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại các bãi rác tự phát, các điểm trung chuyển CTR trên địa bàn tỉnh chƣa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.5. Công tác triển khai thu phí vệ sinh, phí BVMT đối với CTR, thuế BVMT [9]

Tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND ngày 10/3/2010 về việc thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2011, tỉnh đã tổ chức tập huấn quy định về phí BVMT đối với chất thải rắn cho khoảng trên 1.000 đơn vị. Đến tháng 10/2011, tổng số phí thu đƣợc là 1,469 tỷ đồng, trong đó cấp tỉnh thu đƣợc 1,3 tỷ đồng, cấp huyện thu đƣợc 169 triệu đồng. Theo đó mức thu phí đối với chất thải rắn thông thƣờng ở các khu vực phƣờng, thị trấn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 40.000 đồng/tấn, các khu vực còn lại là 32.000 đồng/tấn. Nhƣ vậy so với kinh phí mà ngân sách tỉnh chi trả cho toàn bộ hoạt động thu gom, phân loại, xử lý CTR thì có thể thấy rằng: số phí thu đƣợc hiện nay quá thấp và chỉ bù đắp đƣợc một phần rất nhỏ ngân sách của tỉnh. Kết quả này cũng nói lên rằng, công tác thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc các cấp, các ngành xem trọng. Việc thất thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trƣờng có một phần nguyên nhân do các cơ quan thu phí chƣa quyết liệt trong việc thu phí. Ngoài ra, còn do ý thức của ngƣời dân còn kém, không đóng tiền phí vệ sinh. Một số doanh nghiệp thì trốn nộp phí, đổ trộm chất thải.

4.4.6. Công tác truyền thông và nâng cao nhận thức về CTR [9]

Trong thời gian qua, công tác truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng thực hiện; cụ thể: đã tổ chức thực hiện Chƣơng trình liên tịch truyền thông bảo vệ môi trƣờng giai đoạn 2006 - 2010; tổ chức ký kết Chƣơng trình liên tịch truyền thông môi trƣờng giai đoạn 2011 - 2015

giữa ngành Tài nguyên và Môi trƣờng với Thƣờng trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 52)