0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTRSH

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 28 -32 )

3.3.1. Phƣơng pháp quản lý CTRSH [14]

Nguyên tắc chung của một chiến lƣợc quản lý CTRSH là ƣu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải sau đó là các biện pháp khác. Các bƣớc tiến hành trong một hệ thống quản lý CTRSH sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: Giảm thiểu chất thải tại nguồn  Tái sinh,tái sử dụng  Xử lý  Chôn lấp.

Sơ đồ 3.2: Hệ thống quản lý kĩ thuật chất thải rắn

Sơ đồ 3.3: Hoạt động phân loại, thu mua, tái chế phế liệu

Nguồn phát sinh Phân loại và lƣu trữ

Thu gom

Chôn lấp hợp vệ sinh

Trung chuyển & vận chuyển

Tái chế

Hộ gia đình, công sở,

nhà hàng, chợ Phế liệu

Sản phẩm từ nguyên liệu tái chế

Bãi chôn lấp

Ngƣời thu mua ve chai,ngƣời nhặt rác

Cơ sở tái chế Vựa thu mua phế liệu

quy mô nhỏ

Vựa thu mua phế liệu quy mô trung bình, lớn

3.3.2. Phƣơng pháp xử lý CTRSH

Khi chƣa thực hiện chƣơng trình giảm thiểu chất thải, khối lƣợng chất thải sinh ra lớn và tích lũy ngày càng nhiều. Khi đã triển khai các biện pháp giảm thiểu, tận dụng chất thải, khối lƣợng chất thải giảm đi đáng kể nhƣng chúng vẫn tồn tại trong môi trƣờng. Do đó, Chúng ta vẫn cần phải tiến hành xử lý, thải bỏ chất thải một cách an toàn, theo các phƣơng pháp, công nghệ dƣới đây:

a. Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng ( WtE ):

WtE là một công cụ nhằm giảm thiểu nhu cầu diện tích cho bãi chôn lấp CTR. WtE tập trung vào các chất ô nhiễm nguy hại và loại bỏ các chất này khỏi chu trình sinh thái. Phần lớn các chất tồn dƣ của WtE đều có thể tái sử dụng. Các nhà máy WtE sử dụng chính nguồn năng lƣợng chứa trong rác phục vụ cho các hoạt động của nhà máy. Các nhà máy WtE có thể thay thế các nguồn nhiên liệu khác, nhƣ than, dầu, khí. Do đó, các nhà máy WtE giảm lƣợng CO2 và góp phần lớn vào bảo vệ khí hậu toàn cầu.

b. Công nghệ chế biến phân hữu cơ:

Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ CTRSH và phế thải nông nghiệp đƣợc kế thừa từ phƣơng pháp ủ phân truyền thống của bà con nông dân. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng công nghệ mới- công nghệ xử lý CTR thải bằng vi sinh yếm khí. Nhờ đó, rút ngắn thời gian ủ từ trên 6 tháng xuống còn 1,5 đến 2 tháng mà vẫn đảm bảo chất lƣợng của phân khi sử dụng.

Việc sản xuất phân hữu cơ từ CTR không những tạo ra đƣợc một loại phân hữu cơ sinh học có chất lƣợng tốt, sạch cho sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần nâng cao ý thức vệ sinh môi trƣờng sống ở khu dân cƣ, giảm khối lƣợng CTR hữu cơ chôn lấp, tiết kiệm chi phí xử lý CTR và góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng đang ngày càng gia tăng.

c. Công nghệ chế biến khí biogas:

Đƣợc mệnh danh là “cuộc cách mạng nâu” trong lĩnh vực năng lƣợng mới, Biogas hiện nay đƣợc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, thích hợp cho quá trình lên men kỵ khí các chất thải hữu cơ để tạo khí sinh học.

Biogas cháy với ngọn lửa xanh, không sinh khói, nhiệt độ và nhiệt lƣợng cao (1 mét khối khí cháy phát ra nhiệt 4700-5900 kcal tùy theo hàm lƣợng CH4 (mêtan); mà hàm lƣợng CH4 lại phụ thuộc vào nguyên liệu ủ).

Biogas sử dụng nguyên liệu đa dạng, thƣờng là tận dụng các chất thải, phế thải, phế phẩm trong ngành nông, lâm, ngƣ, nghiệp. Sản xuất mêtan sinh học từ chất thải lƣu giữ cơ chất trong thời gian dài (ủ nhiều tuần lễ) ở điều kiện kỵ khí nên làm giảm đến 90% ký sinh trùng gây bệnh và khử đƣợc mùi khó chịu. Do đó, vấn đề vệ sinh môi trƣờng đƣợc cải thiện.

Không chỉ xử lý chất thải hữu cơ, làm sạch môi trƣờng, phát triển Biogas còn cung cấp bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì nhiêu cho đất.

d. Phương pháp hydromex.

Đây là một công nghệ mới, lần đầu tiên đƣợc áp dụng tại Mỹ. Công nghệ Hydromex nhằm xử lý CTR đô thị (kể cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng, vật liệu, năng lƣợng và sản phẩm dùng trong nông nghiệp hữu ích. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền CTR nhỏ sau đó polime hoá và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.

CTR đƣợc thu gom đƣợc chuyển về nhà máy, không cần phân loại và đƣa vào máy cắt nghiền nhỏ, rồi đƣa đến các thiết bị trộn bằng băng tải. Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hoà và khử độc thực hiện trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng đƣợc bơm vào các thiết bị trộn; chất lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi cho thêm thành phần polime hoá vào. Sản phẩm ở dạng bột ƣớt đƣợc chuyển đến máy ép khuôn cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an toàn về mặt môi trƣờng.

e. Công nghệ Tâm Sinh Nghĩa:

Xử lý CTRSH theo tiêu chí 3T:

Tái sinh mùn hữu cơ: Để cải tạo đất canh tác và sản xuất phân bón cho nền nông nghiệp bền vững phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.

Tái chế phế thải dẻo: Để sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhựa dẻo, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên từ CTR.

Tránh chôn lấp CTRSH: Góp phần đảm bảo an toàn cho môi trƣờng trái đất. Công nghệ này xử lý cả CTR tƣơi (xuất hiện hàng ngày) và CTR đã qua bãi chôn lấp theo quy mô công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.

Tuy nhiên, công nghệ này chưa hoàn chỉnh nên khi triển khai trong thực tế chưa đạt được hiệu quả tốt.

f. Phương pháp xử lý rác bằng ép kiện.

Phƣơng pháp ép kiện chất thải đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ chất thải tập trung thu gom vào nhà máy sẽ đƣợc phân loại bằng phƣơng pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng đƣợc nhƣ: kim loại, giấy, thủy tinh, plastic....đƣợc thu hồi để tái chế. Những chất còn lại đƣợc băng tải chuyển qua hệ thống nén ép CTR bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối CTR và tạo thành các kiện với tỉ số nén rất cao.

g. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

Đây là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là chi phí thấp, không đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao. Nhƣợc điểm lớn của phƣơng pháp này là chiếm quỹ đất lớn, việc vận hành bãi chôn lấp dễ làm phát sinh các vấn đề môi trƣờng nhƣ mùi hôi, khí thải, nƣớc rỉ rác,...vấn đề đóng cửa bãi chôn lấp tiêu tốn nhiều thời gian để giám sát, quan trắc các thành phần môi trƣờng khu vực bãi chôn lấp cũng nhƣ tái sử dụng quỹ đất sau chôn lấp.

CHƢƠNG 4

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 28 -32 )

×