d. Chỉ tiêu thu nhập/1 lao động gia đình/1 tháng: Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của lao động gia đình trong một tháng Năm 2008 tính bình quân cho một trang trạ
3.5.2. Giải pháp về vốn
Kinh tế trang trại nói chung là một hình thức tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa với tỷ suất hàng hóa cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường, nên ngày càng cần tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Đối với Thạch Hà, nhu cầu vốn để phát triển kinh tế trang trại trong những năm tới là rất lớn vì lý do là các trang trại cần đầu tư thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh tổng hợp. Vấn đề đặt ra đối với giải pháp vốn là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho trang trại không những về mặt số lượng mà còn cả thời gian sử dụng vốn để đảm bảo cho các trang trại phát triển ổn định, lâu dài nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Để giải quyết vấn đề về vốn cần phải:
Khai thác và phát huy có hiệu qủa nguồn vốn có của mình bằng các biện pháp như “thực hành tiết kiệm” để đầu tư vốn cho sản xuất, kết hợp sản xuất kinh doanh theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh sử dụng lãng phí vốn, …thông qua đó trang trại từng bước tập trung mở rộng quy vốn để phục phụ yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Trong kế hoạch xây dụng cơ bản của tỉnh, huyện cần định rõ phần hỗ trợ các trang trại đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, nước, cơ sở chế biến.
Chủ trang trại có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: Thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.... để giảm bớt căng thẳng về vốn.
Hình thành tổ chức tương trợ về vốn gồm 10 - 15 trang trại cùng đóng góp xây dựng một quỹ chung trích ra từ mỗi vụ thu hoạch, khi trang trại nào có nhu cầu thì có thể mượn quỹ chung này.
Cải tiến quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng và chủ trang trại, làm sao để chủ trang trại có thể vay vốn không cần thế chấp tại ngân hàng, theo quy định của chính phủ. Nên kiểm tra lại phương thức cho vay, tránh thủ tục phiền hà, cung cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các trang trại mới thành lập.
Hướng dẫn các chủ trang trại lập các thủ tục xác nhận tài sản, lập dự án vay vốn ngân hàng theo chu kỳ sản xuất, tăng cường cho vay trung và dài hạn với lãi suất hợp lý để các trang trại mở rộng đầu tư theo chiều sâu. Tổ chức xây dựng các quỹ tín dụng nhân dân mà thành viên của quỹ có sự tham gia của các chủ trang trại.
Huyện phải tạo ra sự liên kết trong mối quan hệ tay ba giữa chủ trang trại, công ty chế biến - thương mại và ngân hàng. Đây là hình thức đầu tư cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa ba đối tác có tính chất pháp lý. Mối quan hệ đó là:
- Quan hệ giữa Công ty và trang trại là quan hệ cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại thông qua hợp đồng kinh tế.
- Quan hệ giữa Ngân hàng và trang trại là quan hệ tín dụng. Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo khế ước đã ký.
- Quan hệ giữa Ngân hàng và Công ty là mối quan hệ thanh toán cho Công ty giá trị vật tư, giống theo hóa đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá phù hợp.
Công ty chế biến thương mại
Trang trại Ngân hàng
Sơ đồ 3.2: Mối quan hệ tay ba giữa ngân hàng, trang trại và công ty chế biến thương mại
Ý nghĩa của mối quan hệ này: Trang trại chủ động trong tổ chức sản xuất, đồng thời tiết kiệm chi phí trong quá trình vay vốn, đảm bảo thu mua, tiêu thụ sòng phẳng bằng tiền mặt. Công ty chủ động được giống, vật tư cung ứng cho trang trại với giá rẻ, nắm được số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu. Ngân hàng chủ động có kế hoạch điều phối nguồn vốn, không để tồn đọng vốn, đảm bảo nguồn vốn đầu tư đúng chỗ, đúng mục đích.
Mặt khác nhà nước cần sớm đổi mới những chính sách ưu tiên về vốn, ưu đãi về thuế thích hợp với từng vùng, từng địa phương, từng ngành nghề trong từng thời kì nhất định để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại hoạt động và phát triển đúng thực chất và đúng định hướng.