Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nghiên cứu 1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 61)

2. Đất phi nông nghiệp 8.510,92 23,

3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nghiên cứu 1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo nên sức mạnh trong sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại với quy mô lớn, các trang trại ngày càng được đầu tư vốn, lao động, trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật …nên năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.

Kinh tế trang trại có xu hướng ngày càng tăng nhanh về số lượng và quy mô sản xuất, tuy nhiên do đặc điểm mới hình thành nên sự phát triển của nó còn mang nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả kinh tế đạt được chưa cao so với tiềm năng vốn có. Đứng trước thực trạng như vậy, trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương cũng như định hướng hết sức đúng đắn trong việc khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy sự phát triển của một thành phần kinh tế quan trọng trong các thành phần kinh tế ở thời kỳ CNH – HĐH và là động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế hợp tác trong thời kỳ mở cửa.

Thạch Hà là một huyện nằm ở vị trí gần trung tâm và bao bọc xung quanh thành phố Hà Tĩnh, thị trấn Thạch Hà nằm sát về phía bắc của thành phố và cách thành phố Vinh 45km. Toàn huyện có 30 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên 35.730,39 ha chiếm 5,93% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Thị trấn Thạch Hà là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, nằm hai bên quốc lộ 1A và giáp với Thành Phố Hà Tĩnh. Thạch Hà có hệ thống giao thông rất phong phú và đa dạng nối liền các vùng trong huyện và các huyện thị khác, có tuyến quốc lộ 1A chạy qua, Tỉnh Lộ 3 nối Thạch Hà với Hương Khê, Tỉnh Lộ 17, 20, 27 …, nối liền các xã, thị trấn trong huyện, các tuyến đường sông: Sông Nghèn (sông Đò Điệm,sông Hộ Độ), sông Cày, sông Rào Cái… nối các nhánh sông về các cảng cửa Sót, cảng Hộ Độ. Trên địa bàn huyện lại có nhiều cơ quan xí nghiệp, đặc biệt là mỏ sắt Thạch Khê sắp đưa vào khai thác. Do vậy trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đứng trước thực trạng như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển những cây con có chất lượng, có giá trị kinh tế cao nhằm tăng giá trị trên ha canh tác, qua đó giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân là một yêu cầu cấp bách. Để thực hiện những mục tiêu trên, việc phát triển kinh tế trang trại là rất cần thiết và là một trong những giải pháp lớn trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Để thấy đuợc tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, đồng thời có các định hướng và giải pháp thúc đẩy mô hình kinh tế trang trại phát triển.

Trong thời gian qua Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với phòng thống kê huyện Thạch Hà đã thống kê các trang trại sản xuất hàng hóa theo tiêu chí quy định tại (Thông tư liên tịch số 69/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/6/2000 và Thông tư của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 74/2003/TT-BNN), số lượng trang trại biến động như sau (Bảng 3.5):

Bảng 3.5: Số lượng trang trại biến động qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2008

Tổng số trang trại Trang trại 34 75

Tỷ lệ % so với tỉnh % 12,27 16,56

Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại 1 0

Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại 0 0

Trang trại lâm nghiệp Trang trại 4 0

Trang trại chăn nuôi Trang trại 2 17

Trang trại nuôi trồng thủy sản Trang trại 27 47 Trang trại sản xuất KD tổng hợp Trang trại 0 11

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thạch Hà)

Căn cứ theo tiêu chí quy định tại (Thông tư liên tịch số 69/TTLT/BNN- TCTK, ngày 23/6/2000 và Thông tư của Bộ Nông nghiệp & PTNT số 74/2003/TT- BNN), kết quả điều tra năm 2004 toàn tỉnh có 277 trang trại, trong đó huyện Thạch Hà có 34 trang trại, bao gồm 1 trang trại trồng cây hàng năm, 4 trang trại lâm nghiệp, 2 trang trại chăn nuôi, 27 trang trại nuôi trồng thủy sản, còn trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và trang trại trồng cây lâu năm là không có. Nhưng đến năm 2008 toàn tỉnh có 453 Trang trại, số lượng trang trại huyện Thạch Hà tăng lên 75 trang trại.

Trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, một số trang trại chăn nuôi lợn, bò,…, trang trại chăn nuôi thường sử dụng ít diện tích, đầu tư vốn không quá lớn. Tuy vậy, số hộ chăn nuôi có quy mô lớn, có tính chất công nghiệp còn rất ít, trên 90% số hộ chăn nuôi theo quy mô gia đình, chủ yếu chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp.

Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: Đây là trang trại kết hợp mô hình kinh tế VAC giữa trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và kinh doanh dịch vụ. Đây là

những trang trại có diện tích đất rất lớn, do thuê của địa phương, trên địa bàn huyện có 11 hộ phát triển theo loại hình này.

Trang trại thủy sản: Tổng số có 47 trang trại, trong số đó nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản có quy mô tương đối lớn với diện tích từ 6 - 14 ha. Tuy nhiên các trang trại đều mới dừng lại ở hình thức nuôi bán thâm canh.

Tuy nhiên, những thông tin về trang trại chưa đánh giá và xác định đầy đủ về thực trạng và hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát 58 trang trại, trong đó có 17 trang trại chăn nuôi, 11 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và 30 trang trại thủy sản. Phân bố trên bảng (bảng 3.6).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w