Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại * Về đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 80 - 81)

d. Chỉ tiêu thu nhập/1 lao động gia đình/1 tháng: Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của lao động gia đình trong một tháng Năm 2008 tính bình quân cho một trang trạ

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại * Về đất đa

* Về đất đai

Đất đai của trang trại hầu hết chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chưa có sự quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên cho từng loại sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai trong vùng. Nguy cơ manh mún đất đai ngày càng cao. Quá trình tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở chuyển nhượng, chuyển đổi giữa các hộ sử dụng chưa diễn ra hoặc diễn ra quá chậm. Còn có tư tưởng giữ đất để được đền bù khi thu hồi nên hạn chế việc chuyển đổi, chuyển nhượng để tập trung ruộng đất xây dựng trang trại. Do địa hình bị chia cắt lại có độ dốc nên hàng năm tài nguyên đất của huyện thường bị xói mòn, rửa trôi độ màu mỡ và không có những cách đồng lớn.

* Khí hậu - thời tiết

Tình hình khí hậu thời tiết của huyện Thạch Hà tương đối khắc nghiệt, là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Lào đối với vụ hè, gió Đông Bắc đối với vụ đông, kéo theo đó là mưa rét, hạn hán thường xuyên xẩy ra, các loại sâu bệnh phát triển mạnh.

Năng lực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, số lượng chủ trang trại chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn (24,14%).

* Về vốn

Thiếu vốn để đầu tư mở rộng SX, việc cơ giới hóa trong trang trại còn kém.

* Thị trường tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của trang trại còn gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định (giá đầu vào, đầu ra) làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại. 100% trang trại điều tra đều tiêu thụ sản phẩm trên thị trường tự do và không qua sơ chế hoặc chế biến trước khi tiêu thụ. Chưa có doanh nghiệp ký kết hợp đồng theo quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Chính phủ.

* Khó khăn, hạn chế khác

Trang trại hình thành một cách tự phát, thiếu định hướng và quy hoạch chưa rõ ràng. Chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các chủ trang trại với nhau, giữa các chủ trang trại với cơ sở chế biến, với cơ quan khoa học. Điều này hạn chế đáng kể quá trình phát triển kinh tế trang trại và hiệu quả kinh tế trang trại. Ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2008 nên đã làm giảm quy mô đàn trong trang trại chăn nuôi. Giá cả nông sản biến động có xu hướng bất lợi cho các trang trại, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các trang trại trong và ngoài nước. Áp lực từ sản phẩm thay thế, là ngành kinh doanh bị cạnh tranh từ nhiều phía. Do sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc hóa học nên sức sản xuất của đất càng bị cạn kiệt, thóai hóa, làm cho chi phí đầu vào ngày càng tăng cao.

Nguồn cung ứng đầu vào chưa được kiểm soát chất lượng. Dịch bệnh và sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi làm giảm năng suất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w