Thực trạng về thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 71)

2. Đất phi nông nghiệp 8.510,92 23,

3.2.2.4.Thực trạng về thị trường tiêu thụ

Thị trường là nơi, là địa điểm diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, trao đổi, mua – bán hàng hóa và dịch vụ. Hay thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu. Trong phát triển kinh tế trang trại, khi nói về thị trường thì chúng ta cần phải tập trung trả lời được các câu hỏi: Có những thị trường nào trong và ngoài nước? Gía cả lên xuống như thế nào? Bằng cách nào để mở rộng thị trường và có thị trường ổn định?

Năng suất, sản lượng cây trồng quyết định mặt lượng của năng lực sản xuất, giá cả thị trường nông sản phẩm quyết định về mặt lượng của tổng giá trị sản xuất. Hiện nay sản phẩm hàng hóa bị chi phối bởi giá cả lên xuống thất thường trên thị trường. Tuỳ theo từng loại hình mô hình trang trại, sản phẩm hàng hóa của các trang trại có thể phân phối theo các kênh khác nhau.

Qua điều tra tiếp cận thực tế về các kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các trang trại trên địa bàn huyện chúng tôi tóm tắt như sau.

- Sản phẩm ngành trồng trọt (Cam, Bưởi, Lúa gạo …), bán chủ yếu cho các thương lái, sau đó các thương lái lại bán cho các quầy bán trực tiếp ở các chợ.

- Sản phẩm cá, tôm: Hầu hết là các sản phẩm thu được ở các trang trại thủy sản đều được bán cho các thương lái (gián tiếp), sau đó các thương lái bán cho người bán buôn, bán lẻ và từ đó sản phẩm được bán đến tay người tiêu dùng. Sơ đồ 3.1 thể hiện tình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá ở địa bàn nghiên cứu.

Sơ đồ 3.1. Qúa trình tiêu thụ hàng hóa của khu vực nghiên cứu

Qua điều tra và tổng hợp số liệu, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại năm 2008, chúng tối nhận thấy phần lớn sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh được thể hiện qua bảng (bảng 3.12)

Bảng 3.12: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra năm 2008

Chỉ tiêu Loại hình trang trại

Chăn nuôi Tổnghợp Thủysản 1. Thị trường tiêu thụ Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 Nội tỉnh 73,94 71,36 78,07 75,59 Ngoại tỉnh 23,12 26,27 19,43 21,81 Xuất khẩu 0,00 0,00 0,00 0,00 Khác 2,94 2,36 2,5 2,60 2. Phương thức tiêu thụ Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 Tiêu thụ trực tiếp 26,18 25,91 17,37 21,57

Tiêu thụ gián tiếp 73,82 74,09 82,63 78,43

Chợ

Qua trung gian Hàng hóa từ

trang trại

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.12 cho thấy, sản phẩm hàng hóa chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh chiếm 75,59%, thị trường ngoại tỉnh chiếm 21,81%. Còn tiêu thụ khác chỉ chiếm 2,60 %. Như vậy, hầu hết sản phẩm làm ra đều trở thành hàng hóa chỉ một phần dùng trong gia đình và làm quà.

Số lượng nông sản phẩm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài rất nhỏ bé, đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng tới giá cả nông sản phẩm, gây bất lợi cho người sản xuất. Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các trang trại, phần lớn nông sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ gián tiếp qua trung gian 78,43%, việc tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp 21,57%. Tỷ lệ nông sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ qua trung gian cao là rất phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các trang trại trong những năm qua còn gặp rất nhiều khó khăn, gây bất lợi cho người sản xuất.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do biến động thất thường của thị trường giá cả, bên cạnh đó cũng phải thừa nhận chất lượng nông sản phẩm của các trang trại là chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Một số sản phẩm đến thời kỳ tiêu thụ có hiệu quả cao nhưng rất khó bán như lợn thịt, gà công nghiệp… vì giá cả thấp, nếu bán ngay thì bị lỗ vốn nhưng nếu để nuôi, chờ giá lên cao mới bán thịt vẫn làm cho người sản xuất bị thiệt thòi nhiều, thậm chí lại lỗ hơn. Hầu hết nông sản phẩm hàng hóa của các trang trại mới chỉ qua sơ chế và bán trực tiếp cho người tiêu dùng, chưa có trang trại nào có sản phẩm cung cấp cho công nghiệp chế biến.

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề nan giải, không những đòi hỏi các chủ trang trại phải hết sức năng động, tự vận động tìm kiếm thị trường mà còn cần sự trợ giúp tích cực của Nhà nước thông qua các giải pháp tích cực như đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản phẩm, …

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 71)