Thực trạng các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại 1 Thực trạng về đất đa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 65)

2. Đất phi nông nghiệp 8.510,92 23,

3.2.2.Thực trạng các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại 1 Thực trạng về đất đa

3.2.2.1. Thực trạng về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được trong hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Đất đai là một trong những yếu tố chính để hình thành nên trang trại. Đối với kinh tế trang trại, quy mô diện tích đất phải đạt ở một ngưỡng nhất định để vươn lên trên khả năng sản xuất tự tiêu dùng của gia đình chủ trang trại, cùng với các yếu tố sản xuất khác như: Vốn, lao động, trình độ quản lý và chuyên môn của chủ trang trại v,v …quy mô đất đai là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh, nó là một trong 2 tiêu chí sử dụng để định lượng kinh tế trang trại trong các ngành sản xuất nhằm phân biệt với kinh tế hộ gia đình. Số liệu điều tra quy mô diện tích các trang trại ở huyện Thạch Hà được thể hiện qua bảng (bảng 3.7).

Bảng 3.7: Thực trạng sử dụng đất của các trang trại điều tra

Chỉ tiêu Các loại hình trang trại

Chăn nuôi Tổng hợp Thuỷ sản

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) I. Tổng diện tích đất 2,6 100 7,22 100 4.78 100 4,60 100 1. Đất thổ cư 0,05 1,92 0,04 0,55 0,05 1,05 0,05 1,08 2. Đất xây dụng cơ bản 0,09 3,46 0,32 4,43 0,01 0,21 0,09 1,96 3.Đất nông nghiệp 2,46 94,62 6,86 95,01 4,72 98,74 4,46 96,96 a. Đất sx nông nghiệp 0,61 24,8 1,51 20,91 0,44 9,21 0,69 15,00 * Đất hàng năm 0,52 21,14 0,90 12,46 0,44 9,21 0,55 11,96 * Đất lâu năm 0,09 3,66 0,61 8,45 0,00 0,00 0,14 3,04 b. Mặt nước NTTS 0,76 30,89 0,52 7,21 4,28 89,53 2,54 55,22 c. Đất lâm nghiệp 1,09 44,31 4,83 66,89 0,00 0,00 1,23 26,74

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng số liệu (bảng 3.7) ta thấy: Tổng diện tích đất bình quân của trang trại chăn nuôi là 2,60 ha, tổng diện tích đất bình quân của trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là 7,22 ha còn tổng diện tích đất bình quân của trang trại thủy sản là 4,78 ha. Bình quân đất của một trang trại là 4,6ha, nếu so với chỉ tiêu đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp của huyện Thạch Hà là 0,89ha. Ta thấy chỉ tiêu quy mô diện tích đất của trang trại Thạch Hà là rất tốt để các chủ trang trại của huyện tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa.

Tổng số 58 trang trại hiện đang sử dụng 267,02ha đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản, chiếm 1,21% tổng diện tích đất nông nghiệp (267,02/22053). Tính bình quân diện tích một trang trại gấp 5,17 lần diện tích đất canh tác của một hộ nông nghiệp trong huyện. Về quy mô đất đai bình quân một trang trại huyện Thạch Hà thấp hơn so với cả nước (4,7 ha/1trang trại).

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong tổng diện tích đất bình quân của trang trại: Đất lâm nghiệp chiếm 26,74% tổng diện tích đất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm 55,22%, còn lại là đất sản xuất nông nghiệp (trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 11,96%, đất trồng cây lâu năm chiếm 3,04%).

Loại hình trang trại chăn nuôi có diện tích đất bình quân trang trại là 2,6 ha, đây cũng là trang trại có bình quân diện tích đất thấp nhất trong 3 loại hình trang trại điều tra. Trong đó có trang trại của ông Nguyễn Mậu Bảy - Thạch tiến quy mô khá lớn, diện tích lên tới 12ha, Đặng Hữu Tương – Nam Hương cũng có quy mô khá lớn với diện tích 6,07ha. Còn lại đều có quy mô từ 0,9 – 2,42ha. Loại hình trang trại này sử dụng 1,29% tổng diện tích đất để xây dựng cơ bản, loại hình này có tổng diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm 33,08%, nguyên nhân là do trang trại của ông Nguyễn Mậu Bảy, có diện tích đất lâm nghiệp lớn (6ha).

Loại hình trang trại tổng hợp, các trang trại đầu tư tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ. Loại hình trang trại này có quy mô diện tích đất đai là lớn nhất với 7,22 ha, trong đó có những trang trại với quy mô diện tích lớn như: Trang trại của ông Nguyễn Đình Vinh - Thạch Điền 10 ha, trang trại Nguyễn Công Chương - Thạch Điền 8 ha, trang trại ông Trần Ngọc Hùng 10,2 ha. Như vậy, chênh lệch diện tích đất trang trại ở loại hình có diện tích đất lớn nhất (TT tổng hợp: 7,22 ha), với loại hình có diện tích đất bình quân nhỏ nhất ( TT chăn nuôi 2,6 ha ), là 2,78 lần.

Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy quỹ đất đang sử dụng của các trang trại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, thể hiện qua bảng (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Nguồn hình thành đất của trang trại điều tra năm 2008

Chỉ tiêu Các loại hình trang trại

Chăn nuôi Tổng hợp Thủy sản DT

(ha) (%)CC (ha)DT (%)CC (ha)DT (%)CC (ha)DT (%)CC

Nguồn Đất 2,60 100 7,22 100 4,78 100 4,60 100 Đất được giao 0,57 21,92 0,98 13,6 0,42 8,79 0,57 12,39 Thuê ĐP 0,92 35,38 2,77 38,4 3,46 72,38 2,58 56,09 Tích tụ CN 0,06 2,31 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 0,43 Thừa kế 0,23 8,85 0,01 0,14 0,03 0,63 0,08 1,74 Khác 0,82 31,54 2,13 29,5 0,87 18,2 1,09 23,7

Lâm trường giao 0,00 0,00 1,33 18,4 0,00 0,00 0,26 5,65

Qua bảng số liệu 3.8 ta thấy: Giữa các mô hình trang trại có nguồn hình thành đất khác nhau: Loại hình trang trại chăn nuôi, chủ yếu là đất khác và đất đi thuê của địa phương chiếm 35,38%, tỷ trọng loại đất khác cao là do quy mô diện tích của trang trại ông Nguyễn Mậu Bảy (6 ha) mua lại của ông Nguyễn Mậu Định, nguồn đất được nhà nước giao chỉ chiếm 21,92%. Loại hình trang trại này có 2,31% diện tích đất tích tụ, chuyển nhượng, đây là tổng diện tích của trang trại ông Đặng Hữu Hợi với diện tích tích tụ, chuyển nhượng từ 1ha, đây là một trong những mô hình điển hình về tích tụ, chuyển nhượng trên địa bàn. Tuy nhiên, diện tích tích tụ còn bé nên huyện Thạch Hà cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích kịp thời để tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn.

Loại hình trang trại tổng hợp, nguồn hình thành đất là đi thuê, trong đó thuê của địa phương chiếm 38,4%, còn đất được giao chỉ chiếm 13,6%, đất lâm trường giao chỉ chiếm 18,4%, còn lại là đất thừa kế và đất khác chiếm 29,64%.

Loại hình trang trại thủy sản, nguồn hình thành đất chủ yếu là đi thuê, trong đó thuê của địa phương chiếm 72,38%, còn đất được giao chỉ chiếm 8,79%. Còn đất khác và đất thừa kế chỉ chiếm 18,83%.

Như vậy, qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy. Đất đai trang trại huyện Thạch Hà có nguồn gốc chủ yếu là thuê của địa phương chiếm 56,09%, đất được giao chỉ chiếm 12,39%, còn đất thừa kế và đất khác chỉ chiếm 25,44%.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, cơ cấu đất đai theo tình trạng pháp lý của các loại hình trang trại được thể hiện qua bảng (bảng 3.9).

Bảng 3.9. Cơ cấu đất đai theo tình trạng pháp lý của các loại hình trang trại

Loại hình

trang trại DT (ha)Đất được cấp giấy CQCC (%) Đất chưa được cấp giấy CQDT (ha) CC (%)

Chăn nuôi 12,96 29,28 31,3 70,72

Tổng hợp 31,3 39,35 48,24 60,65

Thủy sản 39,46 27,52 103,9 72,48

Tổng 83,72 31,33 183,5 68,67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng 3.9 ta thấy: Toàn bộ diện tích đất của trang trại đang sử dụng 267,22 ha thì chỉ có 83,72 ha được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất (chiếm 31,33%), còn lại 183,5 ha là đất chưa được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất (chiếm 68,67%). Do đó, để các chủ trang trại yên tâm đầu tư, khuyến khích khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, cần nhanh chóng giải quyết cấp giấy chủ quyền đối với diện tích đất của trang trại trong mức hạn điền, nhất là diện tích đất trang trại tự khai hoang, đất sang nhượng hợp pháp.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết các chủ trang trại đều muốn diện tích đất đang sử dụng sẽ được thuê với thời gian lâu dài và ổn định để họ yên tâm trong việc đầu tư vào mảnh đất được nhận. Chưa thúc đẩy được quá trình tích tụ, chuyển nhượng ruộng đất để hình thành trang trại, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại. Số chủ trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận chủ quyền sử dụng đất đều có mong muốn được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất để yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 65)