Kết quả phát triển kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 54)

2. Đất phi nông nghiệp 8.510,92 23,

3.1.2.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện

Qua nhiều năm đổi mới, huyện Thạch Hà đã phát triển không ngừng với tốc độ tăng trưởng khá. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều dự án công trình được nhà nước phê duyệt, đầu tư thích hợp, đây là một trong những điều kiện tạo nên động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh.

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, từng bước giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành diễn ra còn chậm và chưa rõ nét. Ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế còn các ngành khác tuy đã có những bước phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khá nhưng vẫn là những ngành thứ yếu, chưa chiếm được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, đây là hạn chế lớn làm ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành.

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ổn định và tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị sản lượng 74,5 tỷ đồng theo giá cố định, tăng 10,6% so cùng kỳ, đạt 103,5% kế hoạch. Kêu gọi và thu hút thêm 6 doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, như: Công ty cổ phần Thương mại và du lịch, Bưu điện, Công ty Việt Ý đầu tư tại cụm công nghiệp Bắc Thị trấn Thạch Hà, Công ty Thương mại và dịch vụ Mai Long đầu tư tại Thạch Vĩnh, Công ty Thương nghiệp Hà Tĩnh, Công ty vận tải Viết Hải, xăng dầu Nghệ Tĩnh, xí nghiệp xăng dầu Thắng lợi và một số doanh nghiệp khác đầu tư vào khu công nghiệp Thạch Long; du nhập thêm nghề may bóng xuất khẩu vào Thạch Khê, Thạch Văn. Phối hợp lập dự án chuyển đổi nghề cho nhân dân vùng khó khăn như dự án gia công chế tác đá mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu, chợ nông thôn và dự án hỗ trợ các hộ cá thể kinh doanh dịch vụ.

Phối hợp với Công ty điện lực I đóng và chuyển lưới điện từ 10 lên 22KV ở 14 xã. Tập trung triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng dự án REII phần trung thế tại 10 xã, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công dự án điện JBIC, đã hoàn

thành 6/9 xã. Các dịch vụ khác như: Thông tin, điện sản xuất và sinh hoạt cơ bản đáp ứng yêu cầu.

* Thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Các đơn vị kinh doanh mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu cho sản xuất. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 119,5 tỷ đồng, đạt 107,3% kế hoạch.

* Sản xuất nông lâm ngư nghiệp

Triển khai sản xuất nông nghiệp năm 2008 trong điều kiện thời tiết bất thuận, rét đậm rét hại kéo dài đầu vụ Đông Xuân, sản xuất Hè Thu bị hạn hán. Dịch tai xanh bùng phát và lây lan trên diện rộng, tình hình lạm phát, giá cả thị trường tăng cao, đặc biệt là giá cả vật tư phục vụ sản xuất đã tác động đến kết quả sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nhờ có các giải pháp kịp thời và đồng bộ nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tổng diện tích lúa 14.527 ha, tăng 55 ha so cùng kỳ, năng suất 48,35 tạ/ha, tăng 2,35 tạ/ha so kế hoạch, sản lượng 70.239,14 tấn, tăng 4.869,14 tấn so kế hoạch, tăng 14.180,71 tấn so với năm 2007. Trong đó, vụ Đông Xuân diện tích 7.151,44 ha, năng suất 49,6 tạ/ha, sản lượng 35.471,14 tấn; vụ Hè Thu diện tích 7.099,6 ha, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng 34.078 tấn; vụ Mùa diện tích 276 ha, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 690 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 71.000 tấn, tăng 5.500 tấn so kế hoạch.

+ Chăn nuôi: Sau dịch tai xanh huyện đã triển khai nhiều giải pháp để khôi phục chăn nuôi. Tổng đàn trâu, bò 25.025 con (trong đó Laisind 485 con), đàn lợn 63.231 con (lợn nái 5.804 con), gia cầm 635.498 con. Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Lâm nghiệp: Các cấp, các ngành, các chủ rừng và các hộ có rừng đã triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng. Tuy xảy ra một vụ cháy nhỏ nhưng lực lượng tại chỗ đã phối hợp xử lý kịp thời. Trồng mới 115 ha rừng tập trung, trong đó có 80 ha thuộc dự án 147, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 300 ha.

+ Diêm nghiệp: Sản lượng muối 1.900 tấn. Giá muối tăng cao so với cùng kỳ nên đời sống diêm dân tương đối ổn định.

+ Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 900 ha (mặn lợ 460 ha, nước ngọt 440 ha). Tổng sản lượng thủy sản 4.580 tấn, đạt 101,7% kế hoạch, (trong đó sản lượng khai thác đạt 3.300 tấn, sản lượng nuôi trồng 1.280 tấn, chế biến 150 ngàn lít nước mắm, 120 tấn sản phẩm khô), tiến hành kiểm tra, rà soát số lượng tàu thuyền gắn với triển khai thực hiện quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ dầu cho ngư dân. Thẩm định và ra quyết định hỗ trợ đợt 1 cho 426 thuyền với nguồn kinh phí 5.028 triệu đồng, đảm bảo quy trình và đúng đối tượng.

+ Công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ: Tổ chức tập huấn quy trình sản xuất, thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi cho hàng ngàn lượt người. Triển khai một số mô hình như: Sản xuất giống lạc TB25, L23 theo phương pháp che phủ nylon, sản xuất khoai lang Nhật Bản KLC266, mô hình trồng rau sạch vụ đông và mô hình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, nuôi cá lồng bè, xử lý môi trường chăn nuôi lợn tập trung ở một số xã…

+ Công tác phòng chống bão lụt: Đã triển khai kịp thời các biện pháp cứu trợ, giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w