b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại * Nhân tố tổ chức quản lý kinh tế trang trạ
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết
Huyện Thạch Hà mang đặc điểm khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự phân hóa khí hậu không thật sự rõ rệt theo quy luật thời gian và khá khắc nghiệt.
Số liệu từ trung tâm khí tượng thủy văn vùng cho thấy huyện Thạch Hà nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm chung là chia thành 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Thạch Hà được thể hiện qua bảng (bảng 3.1).
Số liệu bảng 3.1 cho thấy: Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24,50C, nhiệt độ tối cao (tháng 6, tháng 7) 37,90C, nhiệt độ tối thấp (tháng 2) 10,40C, các tháng mùa đông tương đối lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng 20,80C, mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 28,30C. Biên độ nhiệt ngày và đêm có
sự chênh lệch khác nhau tuỳ theo mùa, mùa Hè thường cao hơn mùa Đông từ 1,5 - 20C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 81,5%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.462,8 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 và tháng 5 chiếm 71,7% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa phổ biến trong năm dao động từ 155 - 170 ngày, tháng 9 thường là tháng có lượng mưa lớn nhất 330m. Do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm nên thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đời sống và sinh hoạt của nhân dân trong huyện, đặc biệt là đối với người nông dân vì sản xuất của họ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.
Bảng 3.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Thạch Hà (2004 – 2008)
Tháng Nhiệt độ ( 0C) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi nước (mm) Ẩm độ không khí (%) Tối cao Tối thấp Trung bình 1 27,6 11,1 18,1 63,9 84,1 34,4 83,7 2 28,8 10,4 19,5 55,7 56,0 31,8 88,1 3 31,9 13,3 21,1 57,1 72,3 36,8 88,5 4 37,7 17,8 25,4 135,8 82,9 69,2 82,7 5 37,8 22,3 28,2 199,9 246,1 108,6 77,6 6 37,9 24,2 30,3 213,3 139,8 148,4 70,1 7 37,9 24,5 30,1 211,6 99,9 148,2 72,8 8 36,8 24,1 28,9 177,3 292,8 102,6 77,8 9 35,2 21,9 27,1 138,7 485,8 76,7 83,4 10 32,2 19,4 25,2 130,1 434,3 63,3 84,3 11 30,2 15,3 22,1 107,1 306,7 62,5 83,1 12 27,4 12,3 19,3 49,5 162,1 47,1 85,6 Trung bình 33,5 17,9 24,5 128,3 205,2 77,4 81,5 Tổng cả năm 1.540,1 2.462,8 929,1
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thạch Hà)
Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm là 929,1mm, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.540,1 giờ nắng với 229 ngày nắng, các tháng mùa hè trung bình 197,4 giờ, do phân bố không đều nên các tháng mùa đông trung bình là 77 giờ và thiếu ánh sáng trong sản xuất vụ Đông Xuân. Tháng có số giờ nắng nhiều thường là tháng 6 với trên 213,3 giờ. Vào tháng 12, tháng 1 và tháng 3 thường có số giờ nắng thấp. Gió mùa Đông Bắc hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông
Bắc làm cho nhiệt độ giảm kèm theo mưa rét kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, tốc độ gió đạt cấp 3 đến cấp 4. Gió Tây Nam hình thành từ tháng 5 đến tháng 7 với tốc độ gió mạnh nhất đạt từ cấp 4 đến cấp 5. Bình quân Thạch Hà hàng năm có trung bình 22 ngày có gió phơn Tây Nam (gió Lào), gây khô hạn và nắng nóng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Gió Đông Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 với tốc độ gió đạt từ cấp 3 đến cấp 4, gió Đông Nam thổi từ biển vào mang theo hơi nước làm cho thời tiết mát dịu và mưa nhiều. Trung bình hàng năm có từ 1 – 2 cơn bão đổ bộ vào Thạch Hà với tốc độ gió lớn đã gây nhiều thiệt hại về người và của. Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của các con sông: Sông Nghèn, sông Cày, sông Rào Cái với tổng diện tích lưu vực gần 800 km2. Các sông chảy trên địa hình tương đối bằng phẳng hàng năm đổ ra biển từ 36 - 40 triệu m3 nước với 70.000 tấn bùn, vì ở gần cửa biển nên khi có mưa nhiều thường ngập úng 3 - 4 ngày. Vùng biển Thạch Hà có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có khoảng 10 - 15 ngày có 2 lần nước cường và 2 lần nước xuống trong ngày, cường độ triều dâng nhanh (mức nước triều dao động khoảng 1,8 - 2,5m) có ảnh hưởng đến việc lấy nước sản xuất, nuôi trồng thủy sản và đắp đê.
Như vậy, tình hình khí hậu thời tiết của huyện Thạch Hà tương đối khắc nghiệt, là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Lào đối với vụ hè, gió Đông Bắc đối với vụ đông, kéo theo đó là mưa rét, hạn hán thường xuyên xẩy ra, các loại sâu bệnh phát triển mạnh. Vì thế vấn đề đặt ra là các cấp có thẩm quyền cũng như người dân, đặc biệt là các chủ trang trại cần phải có các biện pháp thích hợp nhằm giảm nhẹ thiên tai trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân nói chung và các chủ trang trại nói riêng.