Địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 44)

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại * Nhân tố tổ chức quản lý kinh tế trang trạ

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Thạch Hà có địa hình đặc trưng của tỉnh cũng như của khu vực Miền Trung, địa hình nghiêng thấp dần từ Tây sang Đông, bị chia cách bởi 3 con sông: sông Nghèn, sông Cày và sông Rào Cái, địa hình huyện Thạch Hà bị chia cắt thành ba vùng rõ rệt như sau.

Vùng 1 là vùng đồi núi nằm ở phía Tây Nam của huyện, gồm có 5 xã, vùng này được ngăn cách với vùng Đồng Bằng bởi tuyến kênh N1, địa hình của vùng thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao trung bình trên 50m so với mặt nước biển. Ở đây có các đỉnh núi như: Núi Cửa Voi (327m), núi Cổ Ngựa (316m), núi Đá Voi (307m)… Trong vùng có nhiều hồ đập và khe suối, Đây là vùng có nhiều tiềm năng sản xuất kinh doanh tổng hợp như lâm nghiệp, chăn nuôi, … rất lớn.

Vùng 2 là vùng Đồng Bằng gồm có 11 xã và thị trấn. Vùng này có độ cao trung bình từ 1 - 5 m, là vùng sản xuất lúa, màu lớn của huyện, được tưới nước bởi hồ Kẻ Gỗ và một số con sông có dung tích lớn như sông Cầu Sú … Đây là vùng có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy hải sản và sản xuất lúa nước, hoa màu.

Vùng 3 là vùng ven biển, bao gồm 10 xã. Vùng này có cả đồng bằng và đồi núi, đây là vùng có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy hải sản.

Do địa hình bị chia cắt lại có độ dốc nên hàng năm tài nguyên đất của huyện thường bị xói mòn, rửa trôi độ màu mỡ và không có những cách đồng lớn nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của khu vực.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w