d. Chỉ tiêu thu nhập/1 lao động gia đình/1 tháng: Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của lao động gia đình trong một tháng Năm 2008 tính bình quân cho một trang trạ
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Qua điều tra nghiên cứu đề tài, chúng tôi có một số kết luận như sau.
- Kinh tế trang trại đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trên toàn thế giới. Kinh tế trang trại gia đình đã có được vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước.
- Thạch Hà có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại (diện tích đất chưa sử dụng chiếm 14,46%, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng, vị trí thuận lợi về giao thông, gần thị trường thành phố, là đầu mối giao thông, lưu thông hàng hóa với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh khác, các chính sách nhà nước ngày càng được bổ sung, hoàn thiện tạo điều kiện cho trang trại hình thành phát triển. Nguồn lao động dồi dào. Thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định hợp lý hơn).
- Phát triển kinh tế trang trại ở Thạch Hà còn gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đất đai để phát triển kinh tế trang trại còn manh mún, cơ cấu đất đai chưa hợp
lý, số diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng còn ít, toàn bộ diện tích đất của trang trại đang sử dụng 267,22 ha thì chỉ có 83,72 ha được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất (chiếm 31,33%), còn lại 183,5 ha là đất chưa được cấp giấy chủ quyền sử dụng đất (chiếm 68,67%).
- Thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn sử dụng chưa hợp lý. Bình quân vốn cố định của trang trại chiếm 35,49%, vốn lưu động 64,51%. Về sở hữu, nguồn vốn tự có của các trang trại chiếm 71,36%. Nguồn vốn vay từ ngân hàng chiếm 10,17%, vay của các hội, tổ chức chiếm 1,82%, còn lại là vay khác chiếm 11,70%.
- 100% chủ trang trại đều có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên. Trong đó có 41,38% chủ trang trại học hết cấp 2; 58,62% chủ trang trại học hết cấp 3. Các chủ trang trại đã học hết cấp 2 trở lên có 15,51% đã qua đào tạo đại học; 22,42% qua đào tạo sơ trung cấp; 37,93% chủ trang trại đã được đào tạo ngắn hạn.
- Sản phẩm hàng hóa chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội tỉnh chiếm 75,59%, thị trường ngoại tỉnh chiếm 21,81%. Còn tiêu thụ khác chỉ chiếm 2,60 %, phần lớn nông sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ gián tiếp qua trung gian 78,43%, việc tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ thấp 21,57%.
- Các mô hình kinh tế trang trại ở Thạch Hà đang phát triển ổn định về số lượng và quy mô diện tích, hiệu quả kinh tế trong các trang trại đang dần được nâng cao. Hầu hết các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ nông dân sản xuất khác.
- Mô hình trang trại tổng hợp là mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhất, nếu được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn, lao động … đây sẽ là mô hình phát triển phù hợp nhất trong thời gian tới nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững.
- Kinh tế trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn. Sự phát triển tập trung của một số loại hình trang trại tại các địa phương bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện.
Nhìn chung, mô hình trang trại đang là phương thức sản xuất kinh doanh điển hình đối với người dân nông thôn địa phương, là loại hình làm ăn hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
- Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp như sau: + Giải pháp về đất đai
+ Giải pháp về vốn
+ Giải pháp về thị trường
+ Giải pháp về khoa học kỹ thuật và khuyến nông - khuyến lâm – khuyến ngư. + Xây dựng và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại
+ Giải pháp về vấn đề quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở + Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch
2. Tồn tại
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ mớí dừng lại ở việc đánh giá thực trạng và bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, mà chưa đi sâu phân tích cũng như tìm hiểu chi tiết các chỉ số định lượng về hiệu quả xã hội, hiệu qua môi trường. Vì vậy, một số đề xuất chưa đủ chiều sâu và phần nào hạn chế về sức thuyết phục.
Các thông tin về trang trại cũng như các chỉ số về đất đai, vốn, thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất, chí phí sản xuất … chủ yếu là thu thập bằng phương pháp phỏng vấn, chưa có được các chỉ số cụ thể, nên phần nào hạn chế đến mức độ tin cậy của các thông tin nghiên cứu trong đề tài.