Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại * Quan điểm thứ nhất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại * Nhân tố tổ chức quản lý kinh tế trang trạ

2.1.2.2.Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại * Quan điểm thứ nhất

* Quan điểm thứ nhất

Đây là quan điểm phải bảo đảm thống nhất giữa hiệu quả kinh tế trang trại với lợi ích xã hội.

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại phải dựa trên quan điểm đảm bảo thống nhất giữa hiệu quả kinh tế với lợi ích xã hội. Quan điểm này đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Mỗi trang trại là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của trang trại có liên quan tới các cơ sở sản xuất kinh doanh khác cũng như toàn bộ các ngành kinh tế trong hệ thống. Do vậy mỗi giải pháp kinh doanh của từng trang trại phải được đánh giá một cách toàn diện, không được làm tổn hại đến hiệu quả chung của nền kinh tế. Hiệu quả của trang trại góp phần làm tăng hiệu quả của ngành nông nghệp, của nền kinh tế quốc dân và ngược lại một hệ thống kinh tế quốc dân được tổ chức và có cơ cấu đúng đắn sẽ làm môi trường thuận lợi để cho mỗi trang trại nâng cao hiệu quả kinh tế của mình.

Hơn nữa, về mặt định tính hiệu quả kinh tế trang trại phải gắn chặt với hiệu quả xã hội môi trường, hoạt động của trang trại trong nền kinh tế thị tường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn phải tham gia vào các nhiệm vụ chính trị, xã hội như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho dân cư... Điều này thể hiện phạm trù bản chất hiệu quả kinh tế gắn chặt với bản chất của quan hệ sản xuất chế độ XHCN [2]

* Quan điểm thứ hai

Đây là quan điểm bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh tế trang trại với quan hệ lợi ích và nhân cách của người lao động trong trang trại đó.

Quan điểm bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh tế trang trại với quan hệ lợi ích và nhân cách của người lao động trong trang trại gồm chủ trang trại, lao động trong gia đình và lao động làm thuê. Con người trong trang trại vừa là điều kiện vừa là mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, con người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của họ và qua đó thể hiện nhân cách của họ trong quá trình lao động của họ ở trang trại. Quan điểm này cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là người chủ trang trại khi thuê lao động làm thuê trong trang trại của mình.

Một số lao động là nông dân do chuyển nhượng, chuyển đổi dẩn đến không có ruộng đất nên phải đi làm thuê cho các chủ trang trại, có cả những người xuất thân không phải là nông dân nhưng cũng đi làm thuê cho chủ trang trại và một số người có trình độ chuyên môn (trung cấp, đại học) nói tóm lại khi lao động đi làm thuê thì mọi quyền lợi kinh tế như ngày công lao động, lương bình quân theo tháng sẽ được thoả thuận với chủ trang trại. Trên quan điểm người lao động thực sự gắn bó với trang trại, khai thác mọi tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh tế, sự kết hợp giữa nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại với việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động làm thuê không những thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta mà còn mang bản chất văn hóa dân tộc sâu sắc. Do vậy, bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh tế trang trại với quan hệ lợi ích và nhân cách của người lao động đi làm thuê và lợi ích kinh tế của họ [2].

* Quan điểm thứ ba

Đây là quan điểm bảo đảm tính toàn diện trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại phải được xem xét ở hai góc độ là không gian và thời gian. Về mặt không gian, nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại thì bảo đảm yêu cầu của nền sản xuất trong ngành, địa phương. Hơn nữa trong từng trang trại việc nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại phải được xem xét ở tất cả các khâu,

các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh và xem xét đầy đủ mối quan hệ giữa các lĩnh vực, các bộ phận nhằm hướng tới mục tiêu chung của trang trại. Về mặt thời gian, nâng cao hiệu quả kinh tế phải được đánh giá trong từng thời gian, trong tổng thể phát triển lâu dài của trang trại, đặc biệt là đối với trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. Trong thực tế hiệu quả kinh tế của trang trại phải được tính toán và đánh giá trong một thời gian nhất định, nhiều khoản mục cho chí phí đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại không chỉ phát huy hết cho giai đoạn trước mắt mà còn mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.

Do đó, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, việc xây dựng mô hình kinh tế trang trại và nâng cao hiệu quả kinh tế của nó sẽ góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta cần có quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại một cách toàn diện [2].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 38)