Thực trạng về lao động và trình độ văn hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 69)

2. Đất phi nông nghiệp 8.510,92 23,

3.2.2.3. Thực trạng về lao động và trình độ văn hóa

Kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết các chủ trang trại ở huyện Thạch Hà là nam giới (chiếm 98,28%), ở độ tuổi lao động từ 35 – 55 tuổi, chỉ có duy nhất một chủ trang trại là nữ (1.72%).

Qua bảng ( bảng 3.11) ta thấy, trình độ học vấn và ngành đào tạo của chủ trang trại là tương đối, 100% chủ trang trại đều có trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, Trong đó có 41,38% chủ trang trại học hết cấp 2; 58,62% chủ trang trại học hết cấp 3. Các chủ trang trại đã học hết cấp 2 trở lên có 15,51% đã qua đào tạo đại học; 22,42% qua đào tạo sơ trung cấp; 37,93% chủ trang trại đã được đào tạo ngắn hạn. Hầu hết chủ trang trại được đào tạo trong ngành kỹ thuật nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Giữa 3 loại hình trang trại có sự khác nhau về trình độ chuyên môn, điều đó được thể hiện qua biểu đồ 3.1 như sau.

Biểu đồ 3.1.Trình độ chuyên môn của các loại hình trang trại

Qua biểu đồ 3.1: Ta thấy, giữa các loại hình trang trại có trình độ chuyên môn khác nhau, trang trại tổng hợp có trình độ chuyên môn cao hơn 2 loại hình trang trại chăn nuôi và thủy sản. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quyết định hoạt động sản xuất, việc quản lý sử dụng lao động và quá trình hạch toán kinh doanh của các chủ trang trại.

Về lao động của của trang trại, theo kết quả điều tra các trang trại đã sử dụng 290 lao động, bình quân 1 trang trại sử dụng 4,99 lao động. Các mô hình đều huy động mọi thành viên trong gia đình tham gia lao động sản xuất, với 205 lao động, chiếm 70,68% tổng số lao động trong các trang trại, bình quân lao động gia đình của 3 mô hình là 3,54 lao động/trang trại. Kết hợp với lao động thuê thường xuyên là 85 lao động, chiếm 29,32% bình quân là 1,45 lao động/trang trại. Qua đó chúng ta thấy, trang trại Thạch Hà đã góp một phần nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Bảng 3.11: Lao động và trình độ văn hóa của các trang trại điều tra năm 2008

Chỉ tiêu ĐVT Loại hình trang trại

Chăn

nuôi Tổnghợp Thủysản

1. Lao động 4,53 6,55 4,67 4,99

Lao động gia đình Lao động 3,18 3,73 3,67 3,54

Lao động thuê thường xuyên Lao động 1,35 2,82 1,00 1,45 Số công lao động thời vụ Công/năm 123,24 211,82 94,47 125,16 2. Trình độ văn hóa Cấp 2 % 41,18 56,67 41,38 Cấp 3 % 58,82 100 43,33 58,62 3. Trình độ chuyên môn % Đại học % 11,76 27,27 13,33 15,51 Sơ trung cấp % 17,66 27,27 23,33 22,42

Chưa qua đào tạo % 35,29 0,00 26,67 24,14

Đã qua đào tạo ngắn hạn % 35,29 45,46 36,67 37,93

Số lao động thuê ngoài thường xuyên và thời vụ tập trung nhiều ở một số trang trại có quy mô sản xuất lớn, lao động thuê ngoài hầu hết là thủ công. Quan hệ giữa chủ trang trại và lao động thuê hầu hết là người họ hàng và người quen, rất ít trang trại thuê lao động có văn bản hợp đồng, chủ yếu là thoả thuận bằng miệng. Phương thức trả công lao động của các mô hình rất đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là 2 dạng sau.

- Trả công theo thời gian là hình thức trả công chủ yếu cho lao động thuê thường xuyên, lao động hưởng tiền công theo tháng, với mức lương dao động từ 1 - 1,2 triệu đồng/tháng.

- Trả công theo ngày, đây là hình thức áp dụng để thuê lao động thời vụ, một ngày công trả từ 45 - 65 nghìn đồng/công.

Nói chung, phần lớn các trang trại đều có ý thức khai thác và sử dụng hợp lý các lao động để đạt hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở tận dụng tối đa lao động gia đình là chủ yếu và thuê lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, tỷ lệ chưa qua đào tạo còn cao, chiếm tới 24,14%. Đây là vấn đề khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất của các trang trại.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w