Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại qua điều tra 1 Giá trị sản xuất kinh doanh của trang trại qua điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 73)

2. Đất phi nông nghiệp 8.510,92 23,

3.3.Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại qua điều tra 1 Giá trị sản xuất kinh doanh của trang trại qua điều tra

3.3.1. Giá trị sản xuất kinh doanh của trang trại qua điều tra

Chỉ tiêu giá trị sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất biểu hiện quy mô của trang trại, nó phản ánh kết quả của sản xuất kinh doanh của việc sử dụng,

khai thác các yếu tố và điều kiện sản xuất. Điều tra 58 trang trại (17 trang trại chăn nuôi, 11 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và 30 trang trại thủy sản) của huyện Thạch Hà, qua tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy giá trị sản xuất của các trang trại đều tăng qua các năm được thể hiện ở bảng (bảng 3.13).

Bảng 3.13: Giá trị sản xuất của các trang trại điều tra qua các năm

ĐVT: Tr.đồng

Chỉ tiêu Năm

2006 2007Năm Năm2008 2007/Tốc Độ Tăng Trưởng 2006 2008/ 2007 BQ Tổng giá trị sản xuất 250,19 287,09 342,98 114,75 119,47 117,11 TT chăn nuôi 279,65 329,41 372,41 117,79 113,05 115,42 TT tổng hợp 348,45 380,64 504,64 109,24 132,58 120,91 TT thủy sản 197,47 228,80 267,03 115,87 116,71 116,29 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )

Qua bảng 3.13 ta thấy giá trị sản xuất của các trang trại tăng bình quân qua 3 năm là 17,11%, năm 2006 giá trị sản xuất là 250,19 triệu đồng, năm 2008 là 342,95 triệu đồng. Trong đó mô hình trang trại sản xuất tổng hợp có xu hướng phát triển mạnh nhất, tốc độ tăng GTSX qua ba năm là 20,91%. Sở dĩ như vậy là vì các trang trại sản xuất tổng hợp sẽ tạo được nhiều điểm mạnh mà hai mô hình trang trại không có được, trong đó sản phẩm phụ của ngành này lại được các ngành khác trong nội bộ trang trại tận dụng như chất thải và sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi làm thức ăn cho ngành thủy sản và phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt, một phần sản phẩm của ngành trồng trọt và ngành thủy sản làm thức ăn cho ngành chăn nuôi,… Do đó giảm được giá thành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó GTSX 2 mô hình trang trại thủy sản và chăn nuôi cũng tăng qua các năm, lần lượt tăng bình quân qua 3 năm là 16,29% và 15,42%. Do đặc thù trang trại Chăn nuôi, do dịch bệnh tai xanh năm 2008 đã làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị sản xuất trang trại Chăn nuôi. Trong những năm gần đây do giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định nên các trang trại không mở rộng quy mô số lượng và quy mô đàn. Chỉ trừ những trang trại chăn nuôi gia cầm, điển hình có trang trại của ông

Nguyễn Doãn Dũng – xã Thạch Sơn có quy mô đàn 2500 con vịt, giá trị sản xuất trên 1,1 tỷ đồng/năm. Giá trị sản xuất trang trại Chăn nuôi năm 2007 so với năm 2006 tăng 17,79% nhưng đến năm 2008 lại giảm so với năm 2007 là 13,05% nhưng bình quân qua 3 năm vẫn tăng 15,42%.

Mô hình trang trại Thủy sản, tính bình quân cho một trang trại, năm 2006 giá trị sản xuất đạt 197,47 triệu đồng; năm 2008 là 267,03 triệu đồng, tăng bình quân qua 3 năm là 16,29%. Đạt được kết quả này là do các trang trại thủy sản ở Thạch Hà có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều. Mặt khác các chủ trang trại thủy sản đang dần áp dụng tốt hơn nhu cầu về con giống, chăm sóc và đặc biệt là thức ăn cũng như mật độ thả.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 73)