Nhà nho tài tử xuất hiện trong lịch sử văn học dân tộc khá muộn màng

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 109)

nhng những đóng góp của họ thực sự lớn lao và có ý nghĩa. Có thể thấy những đóng góp xuất sắc của họ trên nhiều phơng diện: quan niệm nghệ thuật, hệ thống chủ đề, đề tài, hệ thống thể loại, ngôn ngữ Kiểu tác giả nhà nho tài tử “cuối… mùa” tồn tại trong bối cảnh giao thời, chuyển đổi giữa hai phạm trù văn học, sáng tác của họ mang những đặc trng riêng. Quan niệm nghệ thuật của loại hình tác giả này có nhiều điểm mới so với quan niệm nghệ thuật của văn học theo Nho giáo chính thống. Có thể phân thành hai hớng chính. Thứ nhất, khuynh hớng hiện thực với tác giả tiêu biểu: Trần Tế xơng. Thứ hai, khuynh hớng trữ tình lãng mạn với các gơng mặt nổi bật: Dơng Khuê, Dơng Lâm, Chu Mạnh Trinh. Đến đầu thế kỷ XX, Tản Đà đại diện cuối cùng của loại hình nhà nho tài tử, và cũng là tên tuổi tiêu biểu nhất cho văn học giao thời - có quan niệm thẩm mỹ, quan niệm văn học thực sự đã mang màu sắc hiện đại. ông là ngời đầu tiên xem văn chơng là một nghề, tác phẩm là một thứ hàng hoá. Với cảm hứng trữ tình lãng mạn, các nhà nho tài tử từng tìm đến thiên nhiên, tôn giáo, tìm vào lối sống phong tình, hành lạc, tìm vào thế giới mộng tởng. Vấn đề “thoát ly”, “hởng lạc” của họ cần phải đợc nhìn nhận một cách thỏa đáng, cặn kẽ hơn, tránh sự đánh giá phiến diện, tiêu cực một chiều. Thực ra, cách sống ấy chính là sự phản ứng lại thực tại xấu xa, là kết quả của sự bất mãn với thời cuộc đen tối. Và phần nào nó cũng phản ánh bi kịch của ngời tài tử trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Bi kịch ấy chi phối rất lớn cách nhìn con ngời, thế giới. Nhà nho tài tử cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX nhìn con ngời trong sự bế tắc tuyệt vọng, mất lý tởng, phải tìm cách giải thoát. Với cái nhìn hiện thực, các nhà nho tài tử nhìn thấy một bức tranh hiện thực xám xịt, đau buồn, xã hội, nhân quần đảo ngợc, đầy rẫy sự lố lăng, kỳ quặc, đồi bại. Với cái nhìn phong tình lãng mạn, họ lại thấy cuộc đời này, thế giới này có bao nhiêu điều đẹp đẽ, đáng yêu, đáng sống. Và đó là những nguồn sinh lực sáng tạo của họ.

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 109)