Những thể loại đợc dùng nhiều

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 72 - 84)

Thứ nhất, thơ Đờng luật

Thơ Đờng luật du nhập vào Việt Nam từ khá sớm. Cùng với việc làm thơ, phú bằng chữ Hán, từ thế kỷ XIII, luật thơ Đờng bắt đầu đợc áp dụng vào sáng tác bằng tiếng Việt. Tuy nhiên văn bản tác phẩm hiện nay không còn. Văn bản còn lại sớm nhất vẫn là từ thế kỷ XV- Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Đờng luật là thể thơ có thi pháp chặt chẽ nên dễ thành gò bó. Với đặc tính hàm súc, nó đòi hỏi ngời nghệ sỹ phải chắt lọc, lựa chọn từ ngữ công phu. Các nhà nho tài tử cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đã có nhiều sáng tác theo thể Đờng luật đạt đến trình độ mẫu mực. Những bài thơ ấy toát lên vẻ đẹp đài các, cổ điển nhng vẫn dạt dào cảm xúc. Trớc hết cần kể đến thơ Đờng luật chữ Hán của tác giả Chu Mạnh Trinh với hai sáng tác: Hàm tử quan hoài cổ, Quá Cổ Loa yết Mỵ Châu miếu đề bích. Hàm tử

quan hoài cổ ca ngợi chiến công của thợng tớng Trần Quang Khải, đời nhà Trần.

Những câu tả cảnh, nguyên văn chữ Hán thật hàm súc: “ Cổ mộc, yên thâm tàng khuyết ngạn. Hoang lâu thu, lãnh nạp quy vân”. Thơ nói đợc cảnh sông nớc bao

la, hiểm trở, và cái tình cảm của nhà thơ. Ca ngợi thế đất, chiến công mà viết: “

Lục châu tỏa thợc t thiên hiểm, vạn cổ sơn hà thọ chiến luân” thì chỉ có ngòi bút

tài hoa mới viết nổi. Bài thơ “ Quá Cổ Loa yết Mỵ Châu miếu để bích” đẹp, cổ kính trong hệ thống từ ngữ trong sáng, thanh nhã, thơ mộng gợi nhiều tởng tợng khá thú vị. Hai câu thơ: “Hoang bi cổ mộc thiên niên quốc. Bích hải thanh thiên nhất phiến tâm”, thì chất vịnh sử đã rõ, mà sự truyền cảm thật mông lung. 23 bài

thơ Đờng luật Nôm của ông tuy theo đúng luật định nhng không gò bó, nhàm chán. Kết cấu bài thơ tự nhiên, giọng điệu phóng khoáng, nhịp điệu nhẹ nhàng khiến bài thơ thật gần gũi, dung dị.

Dơng Khuê, Dơng Lâm viết nhiều bài thơ luật Đờng. Đa số các thi phẩm ấy đều mẫu mực, tuân theo đúng khuôn khổ, luật định. Có một số bài linh hoạt, kết cấu phóng khoáng hơn. Thể ngũ ngôn bát cú của Dơng Khuê chuẩn mực với ngôn ngữ hàm súc, song dòng chảy tự nhiên của cảm xúc thi nhân đã làm cho nó mất vẻ gò bó. Sùng sơn, Cửu nhật (nhất), Cửu nhật (nhị)...là những sáng tác thể hiện tinh thần đó. Dơng Lâm không chỉ tài tử lãng mạn mà còn một phần rất lớn cốt cách nhà nho chính thống đạo mạo. Vì thế, thơ Đờng luật chiếm đa số sáng tác của ông. Các bài thất ngôn bát cú: Trùng du Hơng Sơn tự, Dơng Lâm di bút....hay thơ ngũ ngôn bát cú: Chơi thuyền trên Hát giang...súc tích, cổ điển.Song điều khác với thơ văn truyền thống ở chỗ tác giả đã để “bản ngã” lộ diện trực tiếp : “Vô thi ng tiếu ngã. Cao xớng dục văn quân”. Nh vậy, ngay cả trong thể thơ niêm luật chặt chẽ,

sự tự do, phóng túng của các nhà nho tài tử vẫn đợc thể hiện rất tự nhiên. Đối với Tú Xơng, nhà thơ hiện thực trào phúng xuất sắc nhất cuối thế kỷ XIX, thể thơ Đ- ờng luật có u thế riêng. Tác giả sử dụng với mật độ lớn thể thơ này. “Điều đó một phần là do truyền thống sáng tác, nhng một phần là do cấu tạo của thơ Đờng luật chặt chẽ, nó ép chặt, cô đặc chất liệu cuộc sống vào một diện tích nghệ thuật tối thiểu, nhất là ở những câu đối nhau từng cặp một, nhà thơ có thể lợi dụng nó để tạo ra cái thế đối lập gây cời” [59, tr345]. Chẳng hạn:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

ậm ọe quan trờng miệng thét loa Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra.

(Lễ xớng danh khoa Đinh Dậu)

Tú Xơng, một mặt tuân thủ cái chặt chẽ trong kết cấu chung của toàn bài, một mặt sử dụng nó linh hoạt, biến hóa. Vốn là nhà nho tài tử phóng túng, làm thơ không chịu theo khuôn phép, nên ông ít làm thơ chữ Hán. Tác giả đã tìm thấy mình trong những thể loại thơ Nôm phóng khoáng, uyển chuyển. Và chính những bài thơ Nôm luật Đờng đã đa Tú Xơng vào cõi bất tử trong làng thơ cổ điển Việt Nam. Có thực tế, thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật kết cấu chặt chẽ, đăng đối, ít dung nạp chất sù sì của cuộc sống nên nó trang trọng, đài các. Nhng nếu đa nhiều chất hiện thực mà không tôn trọng đúng mức đặc điểm của thể tài thì bài thơ mất tính cân đối, hài hòa và trở nên trần trụi. Song Tú Xơng đã thành công ở chỗ: “Ông đa đợc rất nhiều chi tiết cuộc sống vào thơ Đờng luật, mà bài thơ vẫn hài hòa, cân đối, tứ thơ phát triển vẫn nhịp nhàng, đều đặn. Thực hiếm có một bài thơ trữ tình Đờng luật nào cho ta biết đợc nhiều chi tiết chân thực, sinh động đến thế” [59, tr337]. Do đó , các bài thơ Đờng luật trào phúng rất giàu tính thời sự, các sự kiện và nhân vật nh từ cuộc đời đi thẳng vào thơ. Tính chất phóng sự đậm đặc, chất văn xuôi bên chất thơ sống sít của cuộc đời đã đa Tú Xơng trở thành nhà thơ trào

phúng bậc thầy. ở bài thơ trữ tình Thơng vợ, tác giả không phá vỡ niêm luật. Nhng những chi tiết mang hơi thở nồng ấm của cuộc sống đã tạo nên sự hài hòa của cảm xúc và gây đợc ấn tợng sâu sắc. Còn ở bài thơ Nhớ bạn phơng trời thì tình cảm lắng đọng, thấm sâu. Dòng chảy cảm xúc không đơn điệu mà biến hóa. ý thơ thật đơn sơ nhng cái tình sâu nặng. Cách diễn đạt thoáng, tự nhiên. Kết thúc bài thơ, tác giả lại sử dụng một câu miêu tả: “Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng”. Trong cả thơ Đờng luật trào phúng lẫn trữ tình, bên cạnh chuẩn mực thì Tú Xơng thờng tạo sự linh hoạt, biến hóa mà vẫn hài hòa, cân đối. Đầu thế kỷ XX, Tản Đà là nhà nho tài tử có nhiều đóng góp về mặt hình thức biểu hiện. Trong tình trạng thơ ca đơng thời đang cẵn cỗi vì tính chất bảo thủ và ớc lệ sáo rỗng, Tản Đà đã đem đến một tiếng nói thơ ca chân thực, tứ thơ phóng túng, nhiều màu vẻ. Thời điểm này thơ Đờng không làm thỏa mãn đợc ngòi đọc nữa. Trớc tình hình đó, các nhà thơ muốn tìm một hình thức mới cho thơ ca.

Các nhà thơ đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng hai hớng: một là, vẫn thể hiện hình thức cũ nhng tránh bớt sự ràng buộc khắt khe của nó. Hai là, tìm về với những hình thức mà nguồn gốc của dân tộc, hoặc không phải của dân tộc...nhng đều là hình thức có khả năng chứa đựng một nội dung tình cảm phong phú và tự do hơn [56, tr250]

Tản Đà là ngời thể hiện thành công những đòi hỏi của thời đại. Trong thực tế sáng tác, ông một mặt vẫn sử dụng hình thức thơ Đờng với luật lệ chặt chẽ của nó, mặt khác, tìm cách phá bớt cái vẻ trang nghiêm để đa vào đó chất tự do, phóng khoáng. Kế thừa các thể loại thơ ca cổ điển, Tản Đà đã sử dụng chúng một cách phóng túng, tài hoa, làm mất hẳn sự gò bó của thể loại. Chẳng hạn nh lối đối thoát sáo: “Trăm năm cuộc thế còn man mác. Bốn bể thơng ai luống lạnh lùng . ” Sự hiện diện của những chữ “” đợc đa lên đầu câu:“ Chẳng về xếp nếp trong buồng cửi. Mà đứng bơ phờ ngọn gió đông .” Và cách kết thúc thờng bằng một ý lạ, giọng mới: “Ngày ngắn đêm dài đêm lại sáng. Đêm qua ai có bạc đầu

không .” Nhiều bài thơ Đờng luật của Tản Đà mang vẻ duyên dáng, nhẹ nhàng, âm điệu đậm sắc thái dân tộc (Ghẹo ngời vu vơ). Đối với Tản Đà, thơ ca không thể giữ nguyên âm điệu cũ. Những nguồn cảm xúc tơi mới, mãnh liệt đòi hỏi hình thức phải thay đổi. Nhiều bài thơ của ông bớc đầu “phá cách vứt điệu luật”, có dáng dấp khá gần gũi các bài Thơ mới. Vì thế, Tản Đà trở thành cầu nối giữa thế hệ thi ca cổ điển và thế hệ các nhà Thơ mới (1932 - 1945).

Nhìn chung, các nhà nho tài tử đều sử dụng hình thức thơ Đờng luật. Họ vùa tuân thủ quy định chặt chẽ của nó, vừa có sáng tạo, phá cách. Do đó, vẻ ớc lệ sáo rỗng, tập cổ giảm bớt. Cuộc sống chân thực, cảm xúc phóng khoáng đi vào thơ một cách tự nhiên, sinh động hơn.

Cổ phong là một thể loại thơ từ Trung Quốc du nhập sang, có từ trớc thời Đ- ờng, tức là trớc thế kỷ VI. Thể thơ này không có yêu cầu chặt chẽ về niêm, luật, đối nh thơ Đờng luật. Những bài thất ngôn dài quá 8 câu và ngũ ngôn dài quá 16 câu gọi là trờng thiên (thể hành). So với Đờng luật thì thể thơ cổ thể này tự do hơn rất nhiều. Nó đợc sử dụng ở văn học Việt Nam có phần ít phổ biến hơn so với thể Đờng luật. Nhng các nhà nho tài tử cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX thờng hay dùng thể loại này để sáng tác. Đặc biệt là Trần Tế Xơng và Tản Đà. Họ đã tìm thấy tính chất tơng đối tự do, phóng túng của thể loại này. Nó phù hợp để thể hiện tâm hồn phóng khoáng cùng sự phong phú của tình cảm. Tận dụng u thế ấy, nhà nho tài tử đã sáng tác nên những bài thơ độc đáo mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân.

Tản Đà viết nhiều thể loại, ở thể loại nào cũng rất thành công. Có thể nói, thơ Cổ phong chiếm một tỉ lệ khá lớn trong thơ ca của ông. Tơng quan giữa thơ Đờng luật, thơ Lục bát, Hát nói và Cổ phong không chênh lệch là mấy. So với các tác giả cùng thời, Tản Đà cũng chính là ngời sáng tác nhiều nhất và thành công nhất ở thể loại này. 19 bài thơ trờng thiên của ông có nhiều bài thật xuất sắc, tiêu biểu nh:

Thu khuê oán, Hầu Trời, Thăm mả cũ bên đờng. Bài Thu khuê oán có 4 đoạn, 16

câu toàn lấy vần bằng, hay nhất là đoạn mở và đoạn kết, dáng thơ, nhạc thơ lãng mạn và tài hoa, rất mềm mại du dơng:

Gió thu lạnh lẽo mây trời quang Sân khuya đêm thu rơi lá vàng Trăng tà chim lặng, nhạn kêu sơng Gối chiếc chăn đơn thiếp nhớ chàng...

Bài thơ Hầu Trời lãng mạn, bay bổng với tứ thơ kỳ lạ, phóng túng. Và chính ở đây chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực tởng chừng đối lập, nhng lại hoà quyện đợc với nhau rất nhẹ nhàng, thoải mái trong lời thơ điêu luyện. ở đó cái tôi "ngông", và lãng mạn, phong tình của tác giả đợc thể hiện đầy đủ, sắc nét. Bài tr- ờng thiên toàn bích từ đầu tới cuối Thăm mả cũ bên đờng: nhạc điệu thơ Cổ thể đ- ợc nhà thơ khai thác cái phóng túng của nó để câu thơ theo từng hạng ngời, từng số phận mà thay đổi. Sau năm đoạn Hay là, mỗi đoạn là một hạng ngời, đoạn nào, lời nào cũng sắc sảo. Các bài thơ cổ thể còn lại khá tự do, đa sắc thái. Bài Còn chơi theo điệu "lộng hoàn", Lo văn ế theo điệu "Ô thớc kiều"... Các bài khác, kể tiểu sử mình, mừng xuân, vịnh sử... chất lợng nghệ thuật cha cao. Song, nhìn chung, thể Cổ phong đợc Tản Đà sử dụng thuần thục. Sự phóng khoáng của thể loại đợc tác giả phát huy triệt để. Dới ngòi bút tài hoa, thần tình của Tản Đà, các bài thơ Cổ thể thật hoàn hảo, nhiều bài đứng lại đợc với thời gian.

Tất cả các nhà nho tài tử giai đoạn “cuối mùa” đều tìm đến thể thơ lục bát nh tìm về với cội nguồn dân tộc. Thể thơ này thích hợp cho việc thuật chuyện, giãi bày tâm sự, cảm xúc, đợc định hình khá sớm (thế kỷ XV - XVIII) và càng ngày càng nhuần nhuyễn. Lục bát là thể thơ chủ yếu của ca dao, của hàng trăm tác phẩm truyện Nôm mà đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du - ngời đã đa thể lục bát đến trình độ cổ điển trong văn học Nôm bác học thời trung đại. ở thế kỷ XX trong sự chuyển đổi mô hình văn học trung đại Đông á sang mô hình văn học hiện đại kiểu mới, thể lục bát đã chịu đựng đợc những thử thách nh trong cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới, để tiếp tục là một trong những thể thơ tiếng Việt phổ biến trong văn học hiện đại.

Thơ lục bát của các nhà nho tài tử cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, so với tr- ớc đó (không kể Nguyễn Du), trong sáng, mợt mà, tinh tế, uyển chuyển hơn. Chu Mạnh Trinh, Dơng Khuê, Trần Tế Xơng là những ngời có đóng góp không nhỏ cho thể lục bát. Lục bát của Chu Mạnh Trinh êm ái du dơng mà sôi nổi, đắm say, nh bản nhạc trầm bổng (Hơng Sơn nhật trình, Hơng Sơn hành trình).

Dơng Khuê đợc ngời đời ca tụng về tính cách tế nhị, phóng khoáng trong lối bộc lộ tình cảm, và về kỹ thuật hành văn điêu luyện, nhất là qua các bài hát nói. Tác giả đợc đánh giá cao ở thể loại này. Phần Mỡu thể hát nói đợc viết bằng các câu thơ lục bát thuần thục, tình tứ với một thứ ngôn ngữ trong sáng giàu sức biểu cảm. Cho đến hôm nay, các câu thơ lục bát ngọt ngào còn khiến độc giả say lòng:

- Nớc ,nớc biếc, non, non xanh Sớm, tình , tình sớm, tra, tình, tình tra.

Nhớ ai tháng đợi năm chờ Nhớ ngời độ ấy, bây giờ là đây.

(Hồng Hồng Tuyết Tuyết) - Giữa dòng một lá lan châu Trăng đâu xuống nớc, cánh đâu lên trời

Trong hoa thấp thoáng bóng ngời Dờng nh tiên khách ra chơi động Đào

(Viếng cảnh chùa)

So với các nhà nho tài tử trớc đó (nh Nguyễn Công Trứ), phần Mỡu trong thể hát nói của Dơng Khuê mợt mà, nhuần nhuyễn, đằm thắm, cảm xúc hơn. Các bài thơ Lời hẹn, Hỏi thăm bạn ở Hng Hóa, thể lục bát đợc sử dụng cũng rất uyển chuyển. Tú Xơng ngoài sử dụng thể thất ngôn bát cú, còn một số bài viết bằng thể lục bát. Giống Tản Đà, thơ lục bát của Trần Tế Xơng âm hởng ca dao rõ nét. Trong sáng tác, có bài ông viết hoàn toàn theo kiểu kết cấu của một bài ca dao:

“Ước gì ta hóa ra da

Ước gì ta hóa ra hồng. Để cho ngời bế ngời bồng trên tay”

ở nhiều bài khác ảnh hởng ca dao kín đáo và tinh tế hơn, hình ảnh, âm điệu, ngôn từ, cú pháp của thơ vẫn thật gợi cảm.

Càng đọc, càng suy ngẫm, ta càng thấm thía những lớp nghĩa nổi, những mạch nghĩa chìm của tám câu thơ ngắn ngủi mà nhiều d ba. Thêm vào đó âm điệu lục bát ngọt ngào nh ca dao, nh tiếng giao duyên quan họ cứ làm ta rung rung nơi đầu lỡi, “thấy nh có cái gì đó nó bò bò ở trong gáy làm... thít lên “nh nhà văn Nguyễn Công Hoan từng cảm nhận [47, tr113]

Rõ ràng, khi trào phúng thì Tú Xơng thật cay độc, gay gắt, còn khi trữ tình thì ông rất mực đằm thắm, lắng sâu cảm xúc trong điệu thơ lục bát ngọt ngào. Nó tạo nên một phong cách Tú Xơng đa dạng, độc đáo nhng thống nhất.

Là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực, Tản Đà để lại một khối lợng tác phẩm không nhỏ, bao gồm nhiều thể loại. Có thể nói , ở thể loại nào Tản Đà cũng đạt đợc thành công. Nhng nét độc đáo trong sáng tác của ông là những tác phẩm làm theo thể thơ dân tộc.

Tiếp thu nhuần nhuyễn chất giản dị của ca dao, Tản Đà đã biến sự giản dị thành một đặc điểm tự nhiên trong bút pháp. Am hiểu sâu sắc vốn tri thức cổ điển, thơ Tản Đà giản dị hồn hậu nhng cũng tinh vi, thâm thúy. Và cả hai phơng diện hợp lại làm cho nhiều bài thơ của ông, nhất là thơ lục bát, đạt đến độ mẫu mực [66, tr465]

Tản Đà là ngời thành công lớn với thể loại lục bát sau đại thi hào Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 72 - 84)