Bức tranh chung về thể loại sáng tác của kiểu tác giả nhà nho tài tử nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 70 - 72)

nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Thể loại là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác và tiếp nhận văn học. Không một sáng tác văn học nào lại không thuộc về một loại (loại thể) d- ới dạng một thể (thể loại, thể tài) nhất định nào đó. Các thể loại văn học là những phạm trù lịch sử nghĩa là có sự biển đổi hoặc đợc thay thế. Nó không chỉ mang đặc điểm thời đại mà còn mang đặc điểm dân tộc. Các thể loại vay mợn cũng có thể đ- ợc “dân tộc hoá” ít nhiều trên một số phơng diện, hoặc là ở nội dung, chức năng, hoặc là ở thi pháp thể loại.

Thể loại văn học là nơi thể hiện rõ nhất đặc trng loại hình của văn học. Mỗi một loại hình văn học có một hệ thống thể loại riêng. Văn học trung đại hiện diện qua một hệ thống thể loại với các đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, có sự hỗn dung,

chồng chéo hay có thể gọi là đậm tính nguyên hợp. Thứ hai, mang tính quy phạm cao, có đặc trng thi pháp hết sức chặt chẽ. Thứ ba, nhìn bề ngoài từ bề mặt hình thức văn bản tác phẩm, dễ thấy tên thể loại đợc nêu ngay từ đầu đề tác phẩm. Thứ

t, tên thể loại đợc gọi theo chức năng và nội dung của nó. Trong văn học trung đại

Việt Nam, mỗi giai đoạn lại có đặc trng riêng. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam. Do sự chi phối của bối cảnh lịch sử - xã hội đặc biệt lúc này, các thể loại ngắn nh thơ, phú, hịch, văn tế phát… triển mạnh. Một số thể loại vẫn đợc bảo lu thành tựu, thậm chí nhuần nhuyễn, điêu luyện hơn (thơ Đờng luật Nôm và Hán, hát nói ). Một số thể loại mới mang tính… hiện đại, dới hình thức chữ Quốc ngữ xuất hiện. Vậy là, nhìn vào hệ thống thể loại, có thể khu biệt đợc từng giai đoạn, từng thời kỳ văn học và cũng có thể nhận diện từng loại hình văn học.

Loại hình tác giả nhà nho tài tử giai đoạn cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX đều dùng thể loại của cả hai hệ thống: ngoại nhập và nội sinh (dân tộc). Sáng tác của Chu Mạnh Trinh gồm một bài văn xuôi (bài tựa Truyện Kiều), hai bài thơ chữ Hán luật Đờng, 20 bài thơ Nôm Đờng luật vịnh Kiều, ba bài hát nói, một bài văn bia, hai bài thơ lục bát, một số câu đối. Dơng Khuê có tập Vân Trì thi thảo, và một số thơ văn, câu đối, trớng. Ông viết cả bằng chữ Hán, chữ Nôm theo thể loại thất ngôn bát cú, ngũ ngôn bát cú, lục bát, hát nói. Thơ văn của Dơng Lâm đợc tập hợp trong Dơng Lâm văn tập, Vân Đình thi văn tập (Tơng truyền ông có tập Vịnh sử

Nam đã thất lạc). Trong Dơng gia phả ký còn ghi lại bản Hành Trạng và Niên biểu bằng thơ lục bát, và bài Phú thị tử đệ. Vậy là Dơng Lâm cũng sử dụng các thể

thơ Đờng luật, phú, lục bát, hát nói để sáng tác. Trần Tế Xơng sáng tác khá nhiều chủ yếu là thơ Nôm, nhng không ghi chép nên thất lạc nhiều. Hiện nay, giới nghiên cứu đã tìm lại đợc hơn 100 bài thơ Nôm của ông, viết bằng các thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói.... Riêng đối với Tản Đà, đại diện cuối cùng của nhà nho tài tử, và cũng là tên tuổi tiêu biểu nhất của giao đoạn văn học giao thời 1900-1930, vấn đề thể loại sáng tác có khác hơn. Ông vận dụng cả thể loại văn học từ Trung Quốc, và thể loại văn học dân tộc, đồng thời có cách tân một số thể loại theo hớng hiện đại. Ngoài việc làm thơ thất ngôn Tản Đà còn viết những bài hát sẩm, lý, các loại ca khúc dân gian trớc đó cha ai dụng công trau chuốt nghệ thuật. Với Tản Đà, những ca khúc, từ khúc đó thành những bài thơ nghệ thuật ngang hàng với thơ thất ngôn, hát nói và ca dao thành phong thi. Ông còn sáng tác cả tiểu thuyết, tuồng, chèo.... "Thật là khó sắp xếp sáng tác của Tản Đà theo thể loại vì đó là sự pha trộn Đông Tây. Thực ra Tản Đà cũng không có ý thức rạch ròi về thể loại" [21, tr372]. Có thể nói rằng:

Tản Đà là loại nhà nho cuối cùng rèn luyện công phu kỹ năng viết văn thơ, phú, lục, lại đặc biệt am hiểu làn điệu và cách diễn xớng dân ca và từ khúc, đều là những thể loại căn bản là thơ ca, nên khi thử ngòi bút vào thể

loại mới, hiểu biết và vốn liếng nghệ thuật của nhà nho tài hoa ảnh hởng khá nhiều. Không chú ý đến hiểu biết và sở trờng của thế hệ ngời cầm bút thời đó thì ta khó tách bạch hệ thống thể loại tác phẩm của họ, và đằng sau hệ thống thể loại là cách quan niệm văn học, cách quan niệm cái đẹp nghệ thuật [21, tr372,373].

Nh vậy, các nhà nho tài tử cuối mùa đều sử dụng nhiều thể loại sáng tác. Mỗi ngời có một sở trờng, phong cách riêng. Song, điểm gặp gỡ là họ có ý thức thổi vào đó cái hồn dân tộc, vận dụng một cách linh hoạt các thể loại ngoại nhập, và trau dồi, nâng cao thể loại thơ ca dân tộc làm cho nó trở nên mợt mà, uyển chuyển, tinh tế, giàu khả năng diễn đạt hơn. Nổi bật lên trong sáng tác của loại hình nhà nho tài tử giai đoạn cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX là các thể loại: thơ Đờng luật, thơ Cổ phong, thơ Hát nói, Lục bát. ở đó sự mẫu mực kết hợp với sáng tạo riêng của cá nhân đều đợc thể hiện rõ. Luận văn sẽ đi tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này.

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 70 - 72)