Cảm hứng sáng tạo và cái nhìn về con ngời, về thế giớ

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 32 - 48)

2.2.3.1. Cảm hứng sáng tạo

Cảm hứng sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định khuynh h- ớng chính của tác phẩm. Nó bộc lộ cái chủ quan và nói lên lý tởng chủ yếu thuộc cảm quan nghệ thuật của tác giả. Theo G.N.Pôx Pê Lôp: "Sự lý giải, đánh giá sâu sắc và chân thực - lịch sử đối với các tính cách đợc miêu tả vốn nảy sinh từ ý nghĩa dân tộc khách quan của các tính cách ấy là cảm hứng t tởng sáng tạo của nhà văn và của tác phẩm của nhà văn” [16, tr141]. Từ “cảm hứng” đã đợc các triết gia cổ Hy Lạp, sau này là Hê ghen và nhà phê bình văn học Bêlinxki dùng từ lâu. Nó chỉ “trạng thái phấn hng cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh đợc bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Sự chiếm lĩnh ấy bao giờ cũng bắt nguồn từ lý tởng xã hội của nhà văn nhằm phát triển và cải tạo thực tại” [16, tr141]. Cuộc sống vốn dĩ phong phú, phức tạp, đa chiều. Con ngời tồn tại trong đó với nhiều trạng thái khác nhau. trớc hiện thực nh thế, cảm hứng của các tác phẩm văn học cũng không thuần nhất. Cảm hứng đợc bộc lộ ở nhiều biến thể khác nhau. Nói nh G.N.PôxPêLôp:

Do những khác biệt cốt yếu của bản thân cuộc sống đợc nhận thức, cảm hứng của các tác phẩm văn học cũng bộc lộ một số biến thể. Nó có thể là cảm hứng anh hùng, cảm hứng bi kịch, cảm hứng kịch tính hoặc là cảm hứng th- ơng cảm và cảm hứng lãng mạn, hoặc là cảm hứng châm biếm và cảm hứng hài hớc [16, tr141, 142]

Trong thực tế, những đặc tính khác nhau của cảm hứng thờng gắn bó với nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau, thâm nhập vào nhau. Tuy nhiên, ngời nghệ sỹ tạo nên tác phẩm ngôn từ bao giờ cũng tập trung vào một số mặt nào đấy của các tính cách quan hệ mà họ miêu tả, tô đậm. Vì vậy, một biến thể cảm hứng nào đó thờng chiếm vị trí chính trong tác phẩm. Cũng có khi, “một tác phẩm đôi khi thậm chí một hình tợng lại biểu hiện những đặc tính và sắc thái khác nhau của một cảm hứng, toát ra từ tính phức tạp và đa dạng của các tính cách và quan hệ đợc thể hiện và nhận thức trong đó” [16, tr143]. Có thể thấy sáng tác của loại hình nhà nho tài tử giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều bắt nguồn từ một cảm hứng chung là phủ định thực tại xấu xa thời bấy giờ. Song các biến thể lại khác nhau do cách họ thể hiện. Nhìn chung, thơ văn của kiểu nhà nho tài tử này đi theo hai nguồn cảm hứng chính.

Thứ nhất là cảm hứng hiện thực trào phúng, phủ định thực tại.

Hiện tợng tiêu biểu nhất là Trần Tế Xơng. Nhà văn Nga XSêđrin từng nói: Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết. Thơ văn của Tú Xơng là một trờng hợp nh vậy. Thời Tú Xơng sống, xã hội có sự đảo lộn sâu sắc. Tú Xơng vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của cuộc đổi thay này.

Dĩ nhiên, thời Tú Xơng sống, cuộc đổi thay mới là giai đoạn bắt đầu. Bắt đầu nhng cũng đã rõ. Tú Xơng, với tài, với tâm huyết của mình đã đóng vai trò một “nhà th ký” để nếu cha nghi chép, phản ánh đợc bao nhiêu cái mâu thuẫn cơ bản, trung tâm của thời đại thì cũng đã ghi chép, phản ánh đợc nhiều mặt của cuộc đổi thay xã hội đó bằng tài thơ xuất sắc của mình [59, tr214, 215]

Tác giả đã hoàn thành nhiệm vụ với vai trò là một nhà thơ hiện thực. Trải qua bi kịch cá nhân, cùng những thất bại cay đắng của cuộc sống riêng, và chứng kiến một xã hội lộn sòng mọi giá trị, giơng cặp mắt trông “buổi bạc tình”, hồn thơ Trần Tế Xơng xót xa, trái tim ông nh rỉ máu. Thất vọng nhng không trốn chạy, Tú Xơng chủ trơng đa thơ đến thẳng với cuộc đời.

Mà cuộc đời đây lại là cuộc đời vời tất cả cái sần sùi, cái xù xì của nó. Quan điểm sáng tác này đã đợc Nguyễn Trãi báo trớc chút ít, đợc Nguyễn Du chuẩn bị một phần, đợc Xuân Hơng mở rộng, nhng phải đến Tú Xơng mới thực sự thành “đặc sản”, thành cái mốc thực sự [59, tr215]

Từ quan điểm sáng tác đó, Tú Xơng đã để lại trong văn học bức tranh thời đại đầy sinh động. Bức tranh thời đại này là bức tranh xã hội thực dân – nửa phong kiến buổi đầu vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nó mới chỉ đóng khung ở thành phố Nam Định, nhng vẫn có ý nghĩa điển hình chung cho cả nớc. Nguyễn Lộc đánh giá:

Tú Xơng viết về Nam Định, nhng ý nghĩa những bài thơ của ông không bó hẹp vào một địa phơng, mà có tính cách tiêu biểu cho bức tranh chung của xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, từ một xã hội phong kiến sang xã hội thực dân bán phong kiến. Cái đặc sắc của ông là thông qua những bài thơ nhỏ nh những bức ký hoạ, nhà thơ làm nổi lên đợc sự chuyển hóa ấy [59, tr252] Trong thơ ông hiện lên hình bóng những con ngời và sinh hoạt của xã hội phong kiến cũ bị thực dân hóa, và có hình bóng những nhân vật mới, sinh hoạt mới, do xã hội thực dân đem lại. Những bớc chuyển mình, sự thay đổi bảng giá trị đạo đức ... đợc Tú Xơng phản ánh một cách chân thực, sống động và có ý nghĩa điển hình. Cách tiếp cận cuộc sống của tác giả đó là con đờng đi của chủ nghĩa hiện thực. Điều đặc biệt, Trần Tế Xơng đã sử dụng bút phát trào phúng để phản ánh, tố cáo hiện thực, bóc trần cái bộ mặt giả dối, lố lăng của xã hội thực dân nửa phong kiến. Ông đợc mệnh danh là nhà thơ trào phúng bậc thầy. Tuy có kế thừa bút pháp trào phúng truyền thống, nhng với một tài năng sắc sảo, một cá tính mạnh mẽ, bút pháp trào phúng của Tú Xơng có sự độc đáo riêng. Trong thơ ông, tiếng cời hiện lên là “Những tiếng cời thuần túy Việt Nam, khi thì nhẹ nhàng, dí dỏm, khi thì mỉa mai chua chát, cay độc, đã văng vào mặt ai thì để lại dấu vết gột không phai, mài không nhẵn, với những tiếng cời gằn, cời ra nớc mắt, có khi là những tiếng khóc, khóc lên tiếng cời” [59, tr296, 297]. Trào lộng của Tú Xơng thật là muôn màu vẻ. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX nh một bức biếm họa lớn khiến nhà thơ nhìn vào đâu cũng thấy bật cời - nụ cời thấm sâu vào mọi đối tợng, mọi ngõ ngách của cuộc sống. Mọi đối tợng của xã hội đều tề tựu tr- ớc giọng cời của ông. Tiếng cời mà Tú Xơng ném thẳng vào bọn quan chức thực dân, bọn quan lại phong kiến là tiếng cời mang ý nghĩa đả kích châm biếm sâu cay. Hình ảnh bọn thực dân mới thấp thoáng hiện lên nhng đã bị tác giả bêu rếu thật thích đáng: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến. Váy lê quét đất mụ đầm ra (Lễ”

xớng danh khoa Đinh Dậu). Bên cạnh đó, đời sống tinh thần, đạo đức đầy rẫy sự

xấu xa, đồi bại cũng đợc nhà thơ đả kích bằng tiếng cời cay độc. Cảnh quan trờng nhốn nháo, đến chốn thâm nghiêm s sãi, việc chung chạ, dâm ô, loạn luân... đều hiện lên thật buồn cời. Không chỉ cời đối tợng khách thể, mà Tú Xơng cời cả đối t- ợng chủ thể là bản thân mình. Tác giả tự nói về mình thật quái lạ, cứ nh muốn bôi đen kịt mình đi (Tự vịnh, Tự cời mình...). Tiếng cời về chính bản thân mình là tiếng cời pha nớc mắt, có lúc nh tiếng cời gằn, cời phá lên có chút gì khinh bạc. Tú Xơng cời bản thân mình từ sự vô tích sự, sự ăn chơi đàn đúm, cảnh ăn bám cho đến nỗi nhà lo toan và việc thi cử trầy trật. Để rồi đến chỗ phủ định cả chính mình:“Ta lên ta hỏi ông trời. Trời sinh ta ở trên đời biết chi (Hỏi ông trời). ” ở mảng thơ tự trào này hiện rõ chân dung tự họa của Tú Xơng, thấm đẫm sự chua xót của một bi kịch. Ông rất sắc sảo khi phát hiện mâu thuẫn trào phúng, từ đó làm điểm căn bản cho tiếng cời bật ra. Đó là mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, giữa bên ngoài

với bên trong, hoặc mâu thuẫn giữa cái thật với cái giả, giữa bản chất với hiện t- ợng, và nhiều khi còn là mâu thuẫn giữa hình thức với hình thức để bộc lộ bản chất đối tợng. Với Tú Xơng, thơ trào phúng đã trở thành vũ khí sắc bén để ông đả phá lại chế độ. Tiếng cời vang lên bột khởi mà sắc thái cung bậc vẫn phong phú, lắm biên độ. Những bài thơ viết về bà Tú thì nụ cời xiết bao yêu mến; cời chuyện hỏng thi, cời thói ăn chơi thì tiếng cời pha nớc mắt, có gì khinh bạc, cời cái xấu xa nhơ bẩn của cuộc đời thì tiếng cời bốp chát, độc địa. Có thể nói, Trần Tế Xơng là một cây cời, biết kế thừa và phát triển tiếng cời dân tộc đa thanh hơn. Nếu Nguyễn Khuyến điển hình cho nhà nho mẫu mực, có nụ cời châm biếm chua cay, thâm trầm kín đáo thì Tú Xơng điển hình cho nhà nho tài tử thất thế, phá phách, có tiếng cời cay độc, sắc lạnh, hiểm ác, cời từng trận mãnh liệt, nhằm đánh thẳng vào đối t- ợng theo lối “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn”. Tuy nhiên, bút pháp trào phúng đặc sắc của Tú Xơng luôn gắn với gốc rễ trữ tình. Trữ tình càng bề thế thì chất thơ càng tỏa sáng và cái hiện thực trong thơ cũng đợc hóa sinh theo. Nguyễn Tuân từng cắt nghĩa: “Sở dĩ thơ Tú Xơng không “tắt gió”, “không bay ra khói” là nhờ thơ ông đi bằng hai chân: hiện thực và trữ tình, hiện thực và lãng mạn. “Hiện thực là chân trái, lãng mạn là chân phải, cái chân phải lãng mạn đã khiến cái chân trái hiện thực để cả hai băng đợc về phía tơng lai vô tận” [7, tr40] . Chính cái gốc rễ trữ tình là cái nền để thơ trào phúng Tú Xơng có sức nặng với thời gian. Thực chất, trào phúng ấy là thơ trữ tình áp dụng vào một đối tợng lố bịch và đáng ghét.

Nếu Tú Xơng là ngời tiêu biểu nhất cho khuynh hớng văn học tố cáo hiện thực giai đoạn cuối thế kỷ XIX, thì Tản Đà lại là tác giả đóng vai trò quan trọng đối với giai đoạn văn học giao thời 1900 - 1930. Nhìn tổng quát, đây là sự tiếp nối của dòng văn học nhà nho tài tử trong bối cảnh mới. Khi mới bớc chân vào đời, Tản Đà rất hăm hở, tự tin. Nhng khi trải qua bao dâu bể, nhìn lại cả cuộc đời chỉ thấy toàn mộng, thấy mình luôn lẻ loi, lạc lõng, xót xa, thất bại. Trong xã hội t sản, nhà thơ không thể nhập cuộc đợc. Cuộc đời đòi hỏi ở ông nhiều cái xa lạ mà ông không có. Và các mộng tởng đẹp đẽ cứ tan vỡ dần. Tản Đà tiếp tục phát triển mạch thơ tài tử. Bên cạnh yếu tố lãng mạn, thoát ly là chính, thì thơ văn của ông còn có một mảng không kém phần quan trọng là hiện thực. Vốn mang cốt cách nhà nho, Tản Đà muốn bảo vệ luân thờng đạo lý Nho giáo. Nhng, trớc văn minh do nhà nớc bảo hộ đa lại, thì bảng giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn. Điều này đ- ợc Tú Xơng phản ánh bằng những vần thơ trào phúng đả kích cay độc. Tản Đà tiếp tục trăn trở, xót xa vì sự đổi thay đáng buồn ấy. “Ông trách “phụ nữ Việt Nam vứt bỏ cái chức trách với gia đình”, văn minh phơng Tây làm hủy hoại gia đình. Ông viết Đài Gơng, ca tụng những ngời đàn bà tiết liệt xa, hô hào khôi phục nề nếp gia đình hiếu để, tam tòng tứ đức” giữ đợc ngày nào hay ngày ấy” [56, tr55]. Trớc cảnh “đạo nghĩa gia đình” bị suy nát, Tản Đà đã nói một cách đau xót:“Văn minh Đông á trời thu sạch.Rày lúc cơng thờng đảo ngợc ru? .” Trong xã hội đồng

tiền làm chủ, ngời tài tử chịu mọi chiều khốn đốn. Đồng tiền ngự trị, nó làm đảo lộn hết luân thờng đạo lý, bày ra những cảnh trớ trêu. Ông đã xót xa, mỉa mai:

Ai xui em lấy học trò?

Thấy nghiên, thấy bút, những lo mà gầy. Sao bằng đi lấy ông Tây,

Có tiền, có bạc cho thầy mẹ tiêu. (Phong thi)

Cũng nh Tú Xơng, trớc hiện tợng lấy Tây vì tiền, Tản Đà chế diễu không th- ơng xót:“Anh tiếc cho em phận gái má đào,Tham đồng bạc trắng, mới gán mình vào chú Tây đen (Con cá vàng).” Tài sắc bị đem ra bán nhục nhã. Ông muốn xã hội đổi thay để làm ngời tài sắc có vị trí xứng đáng. Ông trách móc những ngời tham tiền bẩn thỉu:“Thối om sọt phẩm nhiều cô gánh. Tanh ngắt hơi đồng lắm cậu yêu .” Ngoài ra, trong thơ mình, Tản Đà còn phản ánh hiện thực đất nớc nô lệ, mất tự do. Ông phê phán kẻ làm tay sai cho giặc, thở than cho bức d đồ rách.

Thứ hai là cảm hứng trữ tình, lãng mạn.

Tiêu biểu là nhóm tác giả Chu Mạnh Trinh, Dơng Khuê, Dơng Lâm, Tản Đà. Trữ tình vốn thuộc vào đặc tính chính yếu của thơ. Lãng mạn phần nào bộc lộ cách sống, phong thái của ngời tài tử. Giữ cốt cách nhà nho tài tử và phong thái một nhà thơ lãng mạn thờng có mối quan hệ với nhau.

Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vơn lên trên thực tại và có rải rác trong lịch sử sáng tạo văn học nghệ thuật. Nó cùng với “trữ tình” là phạm trù nghệ thuật nằm trên những bình diện khác nhau. Đối lập với “lãng mạn” là “hiện thực”, nhng đối lập với “trữ tình” lại là “tự sự”. Trữ tình là kết quả của việc biểu hiện xuyên thấm qua cảm xúc và tâm trạng chín muồi, đậm đặc của thế giới chủ quan, do đó dễ vơn lên trên thực tại. Chính vì thế mà trữ tình với lãng mạn, mặc dù khác nhau, nhng th- ờng đi đôi với nhau [28, tr509]

Nhà thơ lãng mạn nhà thơ phóng túng, không chịu sự ràng buộc, chủ trơng v- ợt lên trên thực tế dựa vào trí tởng tợng và ý muốn chủ quan của mình. Ngời ta th- ờng nói phân số tợng trng cho lãng mạn là: tình cảm trên lý trí. Đi sâu vào văn ch- ơng lãng mạn, ta thờng gặp nội dung: đề cao chuyện tình ái, ca ngợi thiên nhiên và tôn giáo, chán ghét hiện tại, lẩn trốn, siêu thoát, xây dựng một thế giới không tởng. Nguyễn Đăng Mạnh đã rất có cơ sở khi nhận thấy: “Chủ nghĩa lãng mạn hiểu theo nghĩa trên đây, đã có mầm mống ở nớc ta cuối thế kỷ XIX với thơ văn từ khúc của Chu Mạnh Trinh, Dơng Khuê, Dơng Lâm, Đào Tấn” [31, tr17]. Các nhà nho tài tử giai đoạn này rất hay tìm về với những giá trị thuộc quá khứ. Hiện tại đen tối, xấu xa, bế tắc, không mang tới cho họ một lý tởng thẩm mĩ, lý tởng sống nào. Vì thế, số tác giả này thờng quay về cái đẹp đã đợc khẳng định ở ngày xa. Đây là cách để

họ phủ định thực tại. Chu Mạnh Trinh, ngời tiêu biểu nhất cho khuynh hớng lãng mạn nửa sau thế kỷ XIX, cũng từng đắm mình vào những vần thơ bay bổng, thoát ly thực tại để trở về với quá khứ trong những huyền thoại, huyền tích. Bài “Hàm Tử quan hoài cổ” ca ngợi chiến công của Thợng tớng Trần Quang Khải, đời nhà

Trần:

Khóa then, nhờ đất hiểm kia.

Non sông muôn thuở khôn nhòa chiến công. Ngang ngọn giáo, khúc ca hùng

Hiên ngang nhớ thuở vẫy vùng tớng xa...

Thơ nói đợc cảnh sông nớc bao la, hiểm trở. Bài thơ còn tự hào về truyền thống dân tộc, về chiến công anh hùng của tớng xa. Nỗi niềm hoài cổ ấy đợc thể

Một phần của tài liệu Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học việt nam nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Trang 32 - 48)