2.2.1. Khái niệm
Cái tôi là một khái niệm quan trọng của phạm trù chủ thể, là khái niệm về cấu trúc nhân cách mang tính phổ quát. Hiện tợng cái tôi vừa mang tính xã hội - lịch sử, vừa phân biệt cái độc đáo và khẳng định tính tích cực của nhân cách cá nhân. Cái tôi nhân cách là cơ sở tâm lý để hình thành cái tôi nghệ thuật. Nếu nh trong đời sống, mọi hành vi của con ngời đều là kết quả của sự định hớng và chi phối của cái tôi, thì trong nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật với t cách là một sản phẩm của hoạt động nghệ thuật cũng là kết quả của cái tôi nghệ thuật, một chất lợng của cái tôi đời sống. Do đặc thù của từng loại hình nghệ thuật mà cái tôi nghệ thuật này đợc bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp. Nếu trong tác phẩm tự sự cái tôi nghệ thuật bộc lộ gián tiếp qua những hình tợng khách quan thì trong tác phẩm trữ tình nó
bộc lộ trực tiếp cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình là biểu hiện tập trung của tính chủ quan. Thơ là tấm phiên bản trung thành của ngời tạo ra nó. Tuy nhiên, không thể đồng nhất cái tôi của nhà thơ trong đời sống với cái tôi trữ tình trong tác phẩm.
Cái tôi tâm lý với nhu cầu tự biểu hiện, tìm sự đồng cảm và đợc bộc lộ bằng ngôn ngữ nghệ thuật mới trở thành cái tôi nghệ thuật. Sự tự biểu hiện đó chỉ thực hiện đợc khi cái tôi đợc ý thức bằng ngôn ngữ nghệ thuật, tức xây dựng một thế giới nghệ thuật đợc phản ánh tồn tại tinh thần nhất định của cái tôi trữ tình. Mà cái tôi trữ tình và thế giới trữ tình đó là một chỉnh thể thống nhất có ngôn ngữ và có quy luật riêng, chịu sự chi phối quy định của những quan niệm nghệ thuật riêng phụ thuộc vào lịch sử thời đại và lịch sử cá nhân. ý thức về vai trò văn học thể hiện trong sáng tác đòi hỏi phải biểu hiện đợc cá tính sáng tác của bản thân tác giả khi cái tôi cá nhân đợc ý thức đầy đủ. Thực ra, cái tôi là bản sắc riêng của tác giả, là dấu ấn cá nhân chủ quan của ngời sáng tạo hiện diện trong tác phẩm. Nhng cái độc đáo riêng ấy vẫn có sức khái quát cao. Vì thế, ngời ta vẫn tìm thấy sự gặp gỡ trong tâm hồn, t tởng, cảm quan giữa một số tác giả, nhất là những ngời cùng bối cảnh. Cái tôi với sự ý thức sâu sắc về chủ thể còn có sự ý thức về thời đại. Nhà thơ viết về lịch sử tâm hồn mình và gián tiếp viết về lịch sử thời đại mình. Những phản ứng tình cảm, chiều sâu xúc cảm tâm hồn, nó có liên quan khá trực tiếp tới hoàn cảnh riêng của nhà thơ, hoàn cảnh chung của thời đại. Biểu hiện cái tôi tác giả thực chất không phải là hiện tợng cá biệt, mà có quy luật.
Loại hình tác giả nhà nho tài tử cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là hiện tợng văn học độc đáo. Tồn tại trong một bối cảnh đặc thù, có thể nói, những biến động xã hội có tác động rất lớn tới hồn thơ của họ, ý thức về con ngời cá nhân, về bản ngã của đội ngũ tác giả này sẽ có những đặc trng riêng. Nó vừa có sự nối tiếp kiểu nhà nho tài tử trong truyền thống văn học dân tộc, vừa có sự phát triển cao hơn trong tình hình mới của xã hội. Và đây cũng là giai đoạn chung cục của loại hình tác giả nhà nho tài tử. Nhng, vai trò của họ thì vẫn còn rất quan trọng đối với văn học hiện đại, nhất là trào lu văn học lãng mạn 1930 - 1945. Do đó, khảo sát nghiên cứu cái tôi tác giả của kiểu tác giả nhà nho tài tử giai đoạn "cuối mùa" có ý nghĩa quan trọng.