- GV bổ sung một số tác phẩm và tác giả khác (nếu cần)
- GV hỏi: Qua những gì em đã học, đã đọc và đã viết, em hiểu văn nghị luận là gì?
- HS căn cứ vào SGK và hiểu biết của mình đểtrả lời trả lời
- GV giảng: Về kiểu loại, căn cứ vào những tiêu chí khác nhau sẽ có những cách phân loại văn nghị luận khác nhau, tuy nhiên có 2 cách phân loại cơ bản. (ghi bảng 2 cách phân loại phổ biến)
- GV kết hợp hỏi HS nêu một số ví dụ cho một số loại văn nghị luận
- GV sử dụng ngữ liệu là chính các bài văn nghị luận của HS (ở bài viết số 5), từ đó hướng dẫn HS tìm ra đặc điểm của văn nghị luận
I. Khái quát về văn nghị luận
Ví dụ:
+ Các văn bản nghị luận: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương), “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi), “Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh), “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm), “Xin lập khoa luật” (Nguyễn Trường Tộ)… + Các nhà nghị luận tiêu biểu: Ngô Đức Kế, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai…
3. Văn nghị luận là gì?
Văn nghị luận là văn thuyết lý, trực tiếp
trình bày các luận điểm, thể hiện những tư tưởng, quan điểm, đạo lý ở đời…trong các lĩnh vực chính trị, triết học, xã hội, văn học nghệ thuật…
4. Phân loại văn nghị luận
2 cách phân loại cơ bản:
- Căn cứ đối tượng nghị luận: nghị luận xã hội, nghị luận văn học
- Căn cứ giai đoạn lịch sử: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, biểu, hịch, cáo, điều trần…), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, bình luận, bút chiến, phê bình…)
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
- GV gọi HS đọc 3 bài viết khác nhau về cùng một vấn đề: Phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESSCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống học để tự khẳng định mình”
+ Vấn đề nêu ra trong đoạn trích này là gì? Vấn đề đó có hấp dẫn không? Tại sao? Từ đó em rút ra nhận xét gì về vấn đề được nêu ra ở văn nghị luận
+ HS trả lời
+ GV nhận xét, rút ra kết luận thứ nhất về đặc điểm văn nghị luận
+ Cảm nhận chung của em sau khi nghe 3 bài viết vừa rồi (thích hay không thích? Điều gì thể hiện trong bài viết tác động nhiều nhất đến suy nghĩ của em (lý trí / tình cảm/ cả hai)
+HS phát biểu cảm nghĩ tự do.
+ GV nhận xét, hướng HS nhận ra giá trị của bài văn nghị luận chính là bởi lí trí sắc bén và sự sâu sắc của tình cảm thể hiện trong bài viết. +GV hỏi: Để chứng tỏ sự “thấu lý đạt tình” trong bài viết của mình, các bạn đã triển khai như thế nào?
+ Dự kiến câu trả lời HS: Đưa ra một hệ thống lập luận chặt chẽ với sự phối hợp linh hoạt giữa các luận điểm, luận cứ, luận chứng
+ Có đoạn văn nào em thấy đặc biệt hấp dẫn,
3. Đặc điểm của văn nghị luận
a, Về nội dung tư tưởng
- Nêu các vấn đề mới mẻ, độc đáo, thể hiện những tư tưởng, đạo lý cao đẹp của con người những tư tưởng, đạo lý cao đẹp của con người VD: tư tưởng chính nghĩa (“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”), quan điểm nhân văn (“sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”), lập trường cách mạng (chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”)
- Thể hiện sự sắc bén của lý trí, của tư duy và sự sâu sắc của tình cảm
=> văn nghị luận là sự kết hợp hài hoà của lí trí và tình cảm, trong đó lí trí thể hiện cách suy nghĩ, cách đánh giá nhìn nhận vấn đề của người viết, còn tình cảm là yếu tố tạo sự thu hút, thuyết phục người tiếp đồng cảm với quan điểm của người mình (Thấu lý đạt tình)
b, Về nghệ thuật
- Sức hấp dẫn của văn bản nghị luận là ở + Lập luận chặt chẽ
+ Luận cứ xác đáng + Lời văn chính xác
+ Sự linh hoạt trong việc sử dụng so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, trữ tình…
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
tại sao? (sử dụng biện pháp tu từ nào, cách viết hình ảnh, gợi cảm?...)
+ GV dẫn chứng thêm một số đoạn nghị luận tiêu biểu:
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách. Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô Viết. Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy, mùa thu qua, điểu giản dị này: "Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?" (“Lòng yêu nước” – I.Êrenbua)
Từ đó em có kết luận gì nữa về đặc điểm của văn nghị luận?
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đọc văn nghị