Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

Một phần của tài liệu GA 11 NC - hay (Trang 53 - 55)

1. Về kiến thức

- Cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cộng sản và nhờ đó biết gắn bó với nhân dân lao khổ tạo cho mình một sức mạnh tinh thần to lớn. - Thấy được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng say mê bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.

2. Về kỹ năng

Rèn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng phát biểu cảm nghĩ

3. Về thái độ

Nâng cao thái độ trân trọng, ngợi ca lý tưởng sống của người thanh niên thời đại bấy giờ, từ đó có thái độ sống tích cực, vun đắp cho ước mơ, lý tưởng của bản thân

B. Phương tiện, phương pháp dạy học1. Phương pháp dạy học 1. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy đọc - hiểu, phương pháp thảo luận, phương pháp thuyết trình.

2. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

C. Yêu cầu học sinh chuẩn bị

- Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Đọc các phần Tiểu dẫn, văn bản tác phẩm, chú giải.

D. Tiến trình dạy học1. Ổn định tổ chức lớp học 1. Ổn định tổ chức lớp học

2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình dạy bài mới kiểm tra phần chuẩn bịbài của HS bài của HS

3. Giới thiệu bài mới

Trong cuộc đời mỗi người có những giây phút đổi thay kì diệu, đánh dấu một sự phát triển của tư tưởng, tình cảm… Phút giây ấy sẽ là vĩnh viễn, bởi dấu ấn của nó

không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của chúng ta. Riêng các nhà thơ thì họ chọn cho mình một cách lưu giữ riêng – đó là những vần thơ. Nhờ thơ, cảm xúc dường như vẫn còn tươi nguyên, mới mẻ. Nhà thơ Xuân Diệu đã ghi lại giây phút tình yêu chợt đến: “Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi/ Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.” Còn Tố Hữu thì khắc sâu thời điểm giác ngộ lý tưởng cách mạng trong bài thơ

“Từ ấy”.

.4. Dạy bài mới

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy rút ra những đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu

- HS trả lời

- Ngoài ra em còn biết gì về tác giả Tố Hữu? Hãy kể tên một số bài thơ của ông mà em biết?

- GV chốt ý, đặc biệt nhấn mạnh phong cách trữ tình chính trị của Tố Hữu

- GV giảng:

+ Thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu là loại thơ có nội dung chính trị: lý tưởng cách mạng, tình yêu nước, những sự kiện lớn của cách mạng, những chiến sĩ cách mạng… nhưng những nội dung này được cá thể hóa bằng những cảm nhận của chủ thể trữ tình trẻ trung, giàu nhiệt huyết và thể hiện trong một hình thức mới mẻ, lãng mạn, giọng thơ tâm tình đằm thắm.

VD: Bài thơ “Lượm” – học ở C2, là một bài thơ ngợi ca sự hy sinh anh dũng của chú liên lạc nhỏ tuổi, được thể hiện bằng một giọng thơ chan chứa

I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 1.Tác giả:

- Tố Hữu (1920- 2002)

- Sớm giác ngộ lý tưởng Cộng sản, được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ khi 17 tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đặc điểm thơ:

+ Thơ gắn liền những chặng đường lớn của cách mạng.

+ Thuộc loại thơ trữ tình chính trị

+ Mang đậm cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.

+ Nghiêng về tính dân tộc truyền thống: thể thơ cổ điển và dân gian, ngôn ngữ giàu tính quần chúng.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

tình cảm:

“Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ, Một dòng máu tươi! Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng. Lượm ơi, còn không ?”

- GV hỏi: Em hãy nêu xuất xứ bài thơ Từ ấy - HS trả lời

- GV bổ sung một số thông tin

tiếng đờn”, “Ta với ta”

2. Bài thơ “Từ ấy”

- Xuất xứ: rút từ phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”

- Bài thơ được sáng tác năm 7/1938 khi Tố Hữu được đứng trong hang ngũ của Đảng. + Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Từ đây, Tố Hữu trở thành người chiến sĩ cộng sản chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Và cũng từ thời điểm này Tố Hữu trở thành nhà thơ cách mạng

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - GV nêu vấn đề: Nhan đề của bài thơ này là một nhan đề hết sức đặc biệt. Nó không chỉ là nhan đề của bài thơ mà còn là nhan đề của cả tập thơ. Vậy chắc chắn nó phải mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Một phần của tài liệu GA 11 NC - hay (Trang 53 - 55)