Đọc hiểu văn bản 1 Nhan đề bài thơ

Một phần của tài liệu GA 11 NC - hay (Trang 55 - 59)

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

- GV hỏi: Trước hết, theo nghĩa thông thường, em hiểu “từ ấy” có nghĩa là gì? Đặt trong bài thơ này, nếu căn cứ vào xuất xứ của bài thơ em có thể hiểu từ ấy là chỉ thời gian nào?

- GV hỏi: Tại sao lại là bước ngoặt? (bước ngoặt giữa khoảng thời gian nào với thời gian nào?) Vậy “từ ấy” còn gợi lên điều gì nữa trong liên tưởng của người đọc?

- GV giảng:

• Trước “Từ ấy” chính là khi Tố Hữu vẫn đang Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, là khi ông nhắc tới những tháng ngày “hoang mang không

định hướng tương lai/ Buồn thiu như dưới chiều quê lặng” – Đó là sự tù đọng khủng khiếp trong

tâm hồn của những người trí thức tiểu tư sản lúc

- “Từ ấy”:

+ Từ chỉ thời gian phiếm định + Đặt trong bài thơ nó lại được hiểu như một mốc thời gian xác định. Đó là thời điểm nhà thơ trẻ, người thanh niên Quốc học Huế được giác ngộ lí tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong đời mình.

- Ý nghĩa:

+ Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong cuộc đời nhà thơ, từ đây Tố Hữu đã có sự thay đổi cả về nhận thức, tâm hồn và tình cảm.

+ Gợi cho người đọc cảm nhận về sự phân định thời gian: trước “từ ấy” và sau “từ ấy”

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

bấy giờ.

• Chỉ từ sau “từ ấy”, tâm hồn Tố Hữu đã có một sự thay đổi mãnh liệt, mới cất lên được tiếng reo vui. Lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối để rồi từ đây hồn thơ Tố Hữu mới thực sự hoà nhập với cuộc đời

- GV liên hệ với giây phút Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin:“Luận cương đến với

Bác Hồ. Và Người đã khóc/Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”/Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”

- GV chuyển ý: Nếu như Chế Lan Viên diễn tả

tâm trạng xúc động dạt dào của HCM khi bắt gặp CNCS bằng những giọt nước mắt, thì Tố Hữu ghi lại giây phút quan trọng ấy của cuộc đời mình với niềm vui say phơi phới.

Hai câu thơ đầu như một thước phim quay chậm, bắt trọn khoảnh khắc kì diệu, vô giá trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Đó chính là phút giây “từ ấy”

- GV hỏi: Hai câu thơ đầu tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Ý nghĩa, tác dụng của nó? - GV sử dụng các câu hỏi gợi ý để HS cảm thụ hình ảnh và ý nghĩa của hình ảnh thơ

2. Khổ 1:

* 2 câu đầu: Phút giây “từ ấy” - Ẩn dụ:

+ “Bừng nắng hạ”:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

+ “Nắng hạ” là nắng như thế nào? Từ ngữ đi kèm nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa cho hình ảnh như thế nào? Thủ pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là gì? Từ đó em hiểu tác giả muốn gửi gắm điều gì qua câu thơ?

+ Hình ảnh “mặt trời chân lý” là tín hiệu của thủ pháp nghệ thuật gì? Nó gợi đến điều gì?

+ Phân tích cái hay của từ “chói”

Từ những điều trên, em hiểu hình ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lý chói qua tim” muốn nói lên điều gì? - HS lần lượt trả lời các câu hỏi

mẽ, chói rực, khác hẳn với nắng ba mùa còn lại • động từ “bừng”: rực sáng lên một cách bất ngờ → diễn tả chính xác trạng thái bừng sáng trí tuệ, bừng thức tâm hồn, giác ngộ lý tưởng từ bên trong

+ “mặt trời chân lý chói qua tim”:

• hình ảnh ẩn dụ mới lạ, ấn tượng: chỉ lý tưởng cộng sản, chân lý của Đảng, của cách mạng, của CN Mác – Lênin.

• “chói” nguồn ánh sáng soi thấu, chiếu sáng mạnh mẽ, hấp dẫn không thể cưỡng được

→ Lý tưởng CM chính là nguồn ánh sáng rực rỡ chói lọi, ấm áp, vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời và đúng đắn như một chân lý. Đây chính là nguồn cội cho sự thức ngộ được nói đến bên trên. => 2 câu đầu đã ghi lại khoảnh khắc diệu kỳ, khoảnh khắc “từ ấy”, khi bắt gặp lý tưởng cộng

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

- GV chuyển ý: Không dừng lại ở “từ ấy”, nhà thơ tiếp tục giãi bày niềm hạnh phúc lai láng, tràn trề của tâm hồn mình sau đó.

- GV hỏi: Niềm hạnh phúc ấy được thể hiện bằng hình ảnh nào, qua thủ pháp nghệ thuật nào? Hình ảnh ấy nói với chúng ta điều gì về tâm hồn nhà thơ lúc này?

- GV bình giảng: Tâm hồn nhà thơ lúc này tựa như một khu vườn tràn đầy thanh sắc, rộn rã tiếng chim ca và ngọt ngào hương thơm. Đây là hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. Cách nói này rất phù hợp với cảm xúc, tâm trạng nhà thơ. Mảnh vườn tâm hồn ấy có sự tươi tắn, trẻ trung (vườn hoa lá), có chiều sâu của cảm xúc (đâm hương) và có sự rộn ràng như khúc nhạc reo vui (rộng tiếng chim). Nếu như ta đã từng gặp hồn thơ Xuân Diệu với “mảnh vườn tình ái” tràn đầy thanh sắc cuộc đời, tràn đầy khát khao, tuổi trẻ và tình yêu thì đến đây ta lại cảm nhận một tâm hồn hân hoan trong niềm hạnh phúc, như nắng hạ gặp mưa. Lý tưởng Cách mạng giống như chiêc đũa thần gõ vào tâm hồn khô héo, để nó sống dậy trong niềm vui hồi sinh.

Một phần của tài liệu GA 11 NC - hay (Trang 55 - 59)