GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu 1 bài thơ,

Một phần của tài liệu GA 11 NC - hay (Trang 45 - 47)

mỗi nhóm nghiên cứu 1 bài thơ, tìm ra các điểm bản dịch thơ dịch chưa hết ý so với bản dịch nghĩa. - Các nhóm lần lượt trình bày I. Nhận xét bản dịch * Bài 1:

- Câu 2: mất chữ “thu” → chưa lột tả được cái lạnh của gió thu - một yếu tố khắc họa khung cảnh cuộc giải tù

- Câu 3: + Từ "cất bước" nghĩa là bắt đầu đi, còn "dĩ tại" là đã ở trên đường giải tù, nghĩa là nhấn mạnh hơn về độ sớm của cuộc giải tù

+ Hơn nữa “cất bước” cho thấy tâm thế nặng nề, mệt mỏi, còn “dĩ tại” cho thấy sự chủ động của người lên đường

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

- Câu 4: bỏ mất một chữ “trận” → giảm tính chất lạnh lẽo, khắc nghiệt của hoàn cảnh

* Bài 2:

- Câu 1: “chuyển sang hồng" → nhấn mạnh quá trình chuyển hoá từ màu trắng sang sắc hồng; "dĩ thành" → nhấn mạnh đến kết quả quá trình chuyển hoá ấy

- Câu 4: giữ nguyên được chữ “nồng”

* Bản dịch thơ không làm rõ được sự dịch chuyển của vị thế nhân vật trữ tình: từ “tù nhân”, đến “chinh nhân”, “hành nhân” và “thi nhân”

Hoạt động 4: Tổng kết

GV chốt lại những ý cơ bản HS ghi bài

III. Tổng kết

- "Giải đi sớm" không chỉ là một bức tranh thiên nhiên buổi sớm vừa mới mẻ độc đáo vừa cổ điển quen thuộc mà còn là một cách tự khẳng định sự tự do tinh thần, bản lĩnh cứng cáp, nhân cách cao cả của người tù cộng sản. Nhưng bên cạnh một tinh thần thép cứng cỏi là một chất trữ tình đằm thắm. Một lần nữa bài thơ lại là sự khẳng định cho sự kết hợp tuyệt hợp giữa chất thép và chất tình trong con người cũng như trong thơ Bác.

- Đồng thời bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ HCM: hình tượng thơ luôn vận động hướng tới sự sống, ánh sang và tương lai

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích bài thơ

Một phần của tài liệu GA 11 NC - hay (Trang 45 - 47)

w