HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN TMR

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 65 - 71)

L ỜI CẢM ƠN

4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN TMR

Khi một kỹ thuật mới được giới thiệu để áp dụng vào thực tếchăn nuôi, điều được quan tâm nhiều nhất chính là hiệu quả kinh tế. Sẽ rất khó để thuyết phục người chăn nuôi áp dụng một kỹ thuật nào đó nếu không chỉ ra được hiệu quả kinh tế của nó.

Phương pháp cho ăn TMR đã được áp dụng khá lâu ở các nước có nền

chăn nuôi bò sữa phát triển nhưng vẫn còn rất mới mẻở nước ta. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của phương pháp này đã được chứng minh qua ngành chăn nuôi bò sữa của các nước phát triển. Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa ở nước ta có những đặc trưng riêng về thức ăn, quy mô trang trại, chính sách phát triển chăn nuôi, … Phương pháp cho ăn TMR sẽ dễdàng được đón nhận nếu nó đem lại hiệu quả kinh tế trong những điều kiện rất đặc trưng của ngành chăn nuôi bò sữa nước ta.

Hiệu quả kinh tế được so sánh dựa trên những những yếu tố khác biệt chính giữa hai phương pháp cho ăn: chi phí thức ăn, chi phí khấu hao máy móc, chi lãi ngân hàng, chi phí năng lượng. Các chi phí về con giống, khấu hao chuồng trại, thú y, … được xem là tương đương nhau.

Trong chăn nuôi, thức ăn bao giờ cũng chiếm vai trò rất quan trọng, nó quyết định lớn đến việc chăn nuôi có lãi hay không. Giá thành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi thường bị ảnh hưởng mạnh bởi chi phí

thức ăn (Nguyễn Phước Trí, 2006)[10]. Chi phí thức ăn trung

66

Bảng 4.9: Chi phí thức ăn

Thức ăn Đơn giá

(vnđ/kg)

Số lượng (kg/con/ngày)

Thành tiền (vnđ/ngày/con) GĐ1 GĐ2 GĐ3 Cỏ voi 300 30 30 30 9000 Cỏ ruzi khô 1500 4 3 3 5000 Thân lá sắn 100 5 5 5 500 Rơm khô 500 1 1 1 500 Hygro 005 8000 3 3 2 21333 Bã bia 1500 4 4 4 6000 Đậu tương 6500 2 1 1 8667 Bột ngô 5700 1 1 1 5700 Bột sắn 2500 2 2 1.5 4583 Vỏ đậu xanh 2000 1 1 0.5 1667 Tổng 62950

Mục đích của thí nghiệm là phân tích ảnh hưởng của phương pháp cho ăn nên khẩu phần ăn của lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống là như nhau. Chi phí thức ăn/bò/ngày là như nhau ở hai phương pháp cho ăn do lượng thức ăn cho ăn là như nhau. Tuy nhiên, từ bảng năng suất sữa (bảng 4.4) dễ dàng tính ra được năng suất sữa bình quân của lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống lần lượt là 17,7 và 16,8kg/con/ngày. Điều đó chứng tỏ chi phí thức ăn/kg sữa sẽ thấp hơn khi áp dụng phương pháp

cho ăn TMR. Cụ thể chi phí thức ăn/kg sữa lần lượt là 3556 và 3747vnđ ở

phương pháp cho ăn TMR và phương pháp cho ăn truyền thống.

Giảm chi phí thức ăn chính là một trong những ưu điểm của phương pháp cho ăn TMR, bởi trong khẩu phần ăn có thể tận dụng được nhiều loại

67

phụ phẩm, nhiều loại thức ăn sẵn có với giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc (Đinh Văn Cải, 2007)[2]. Khi áp dụng phương pháp cho ăn TMR, các loại thức ăn được băm thái nhỏ và trộn đều với nhau, bò không thể lựa chọn được thức ăn. Chính vì thế mà các loại phụ phẩm được tận dụng triệt để, giảm thiểu lượng thức ăn thừa. Trong khi đó, nếu cho ăn theo phương pháp truyền thống, bò sẽ lựa chọn loại thức ăn nào chúng muốn ăn, vì vậy lượng thức ăn thừa sẽ nhiều hơn, do bò sẽ chừa lại loại thức ăn mà chúng không muốn ăn.Điều này thể hiện qua lượng vật chất khô thu nhận khác nhau khi cho ăn cùng một lượng thức ăn như nhau (bảng 4.2).

Chi phí thức ăn/kg sữa là một phần quan trọng quyết định giá sữa sản xuất tại nông hộ, tuy nhiên chi phí thức ăn chưa phải là toàn bộ chi phí cho sản xuất sữa (Tozer và cộng sự, 2003)[49]. Vì vậy chưa thể kết luận phương

pháp cho ăn TMR là có hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp cho ăn truyền

thống nếu chỉ phân tích dựa trên chi phí thức ăn/đơn vị sản phẩm. Một số chi phí khác có liên quan đến giá thành sản phẩm chăn nuôi (giá sữa sản xuất) mà có sự khác biệt giữa hai phương pháp cho ăn được trình bày ở bảng 4.10:

Bảng 4.10: Chi phí khác Chi khấu hao máy móc

Giá máy

(vnđ)

Thời gian sử dụng

(năm)

Chi phí khấu hao (vnđ/ngày)

Tr.Thống TMR

Máy thái cỏ khô 35000000 6 0 15982

Máy trộn TMR 65000000 6 0 29680

Chi khác

Tr.Thống TMR

Lãi Ngân hàng (vnđ/ngày) 0 27397

Chi phí năng lượng (vnđ/ngày/con) 2966 3316

68

Như đã trình bày ở trên, để thực hiện mục tiêu so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai phương pháp cho ăn thì chỉ những phần chi phí được xem là có sự khác biệt giữa hai phương pháp trong điều kiện chăn nuôi ởnước ta mới được đưa vào mô hình phân tích. Những phần chi phí được coi là như nhau thì không đưa vào mô hình phân tích. Bảng 4.10 cho thấy, chi phí khác của phương pháp cho ăn TMR cao hơn phương pháp cho ăn truyền thống. Khi tính khấu hao máy móc, chỉ tính đến hai loại máy không thể thiếu khi áp dụng phương pháp TMR là máy trộn và máy thái thức ăn thô khô, phương pháp truyền thống không cần dùng đến hai loại máy này nên không có chi phí khấu

hao máy móc. Tương tự với khoản chi lãi ngân hàng, coi như người chăn nuôi

sẽ phải vay vốn ngân hàng để đầu tư thêm hai loại máy móc (máy trộn, máy thái cỏ khô), như vậy chỉcó phương pháp TMR có khoản chi này.

Qua bảng 4.9 và 4.10 nhận thấy, phương pháp cho ăn TMR giảm được chi phí thức ăn/kg sữa nhưng lại tăng chi phí cố định vềđầu tư máy móc, vì thế vẫn chưa thấy được phương pháp nào cho hiệu quả kinh tếcao hơn. Bảng tổng hợp chi phí và thu nhập theo ngày của quy mô chăn nuôi 5 bò vắt sữa sẽ giúp phân tích điều này.

Bảng 4.11: Tổng hợp chi phí và thu nhập/ngày (quy mô trang trại 5con)

Tr.Thống TMR

Chi phí cố định A A + 73059

Chi phí biến đổi

Chi năng lượng 14830 16580

Chi thức ăn 314750 314750

Thu bán sữa (giá 8000vnđ/kg) 672000 708000

Tăng chi phí cố định 0 73059

Tăng chi biến đổi

Tăng chi năng lượng 0 1750

Tăng chi thức ăn 0 0

Tổng tăng chi (TMR so với Tr.Thống) 0 74809

Tăng thu (TMR so với Tr.Thống) 0 36000

Tăng thu Tăng chi - 38809

69

Theo số liệu bảng 4.11, với quy mô trang trại 5 con, nếu nuôi theo phương pháp cho ăn TMR sẽ có phần thu bán sữa cao hơn phương pháp truyền thống (36000vnđ/ngày). Tuy nhiên, phần chi phí cốđịnh phải chi thêm hàng ngày khi sử dụng phương pháp TMR lại lớn hơn rất nhiều (73059vnđ), nên với quy mô 5 con bò thì mức tăng thu (36000vnđ) không đủ bù lại mức

tăng chi (74809vnđ). Nghĩa là, với quy mô này, áp dụng phương pháp cho ăn

TMR không mang lại hiệu quả kinh tế vì phải đầu tư máy móc quá lớn.

Tại bảng 4.11, để đơn giản hóa việc so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai phương pháp cho ăn, chúng tôi đã lấy ví dụ trang trại có quy mô 5 con, và cả 5 con đều đang trong giai đoạn tiết sữa. Tuy nhiên, trong thực tế chăn nuôi, việc 100% số bò trong trại đều ở giai đoạn tiết sữa là rất ít.

Với quy mô 5 con, nuôi bằng phương pháp TMR không có lãi bằng nuôi truyền thống do phải chi thêm phần khấu hao máy móc khá lớn, nhưng

khi quy mô chăn nuôi tăng lên, chi phí khấu hao máy móc/bò sẽ nhỏđi và cán

cân so sánh sẽ có sự biến đổi. Mối tương quan giữa giá thành sản xuất sữa và quy mô chăn nuôi được thể hiện ở hình 4.5:

70

Đồ thị về mối tương quan giữa giá sữa sản xuất và quy mô chăn nuôi (hình 4.5) được vẽ dựa trên những số liệu kinh tế, kỹ thuật tại các bảng: sản lượng sữa 4.4, bảng chi phí thức ăn 4.9 và bảng chi phí khác 4.10, đồng thời coi phần chi phí biến đổi tính trên đơn vị đầu bò là không đổi, chỉ thay đổi quy mô chăn nuôi.

Hình 4.5 cho thấy, sự biến động về giá sữa sản xuất là rất lớn khi sử dụng phương pháp TMR ở quy mô trang trại nhỏ, trong khi đó với phương pháp truyền thống, mức biến động thấp hơn nhiều. Cũng từ hình 4.5, chỉ khi quy mô chăn nuôi trên 23 bò tiết sữa thì người chăn nuôi mới thu được hiệu quả kinh tếcao hơn khi áp dụng phương pháp cho ăn TMR.Khi đó, mức tăng thu bán sữa đã bù đắp được phần tăng chi khấu hao máy móc và mang lại phần thu nhập tăng thêm cho người chăn nuôi. Nếu tính toán như đã làm ở bảng 4.11 thì với quy mô 23 bò tiết sữa, trang trại sử dụng phương pháp TMR sẽ có mức tăng thu đủ bù đắp cho khoản tăng chi khấu hao máy móc. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc 100% bò đều ởgiai đoạn cho sữa (cho thu nhập) là rất ít, nghĩa là để có 23 bò tiết sữa thì trang trại phải nuôi tổng số bò lớn hơn 23 con. Trong thời điểm hiện nay, quy mô trang trại chăn nuôi bò sữa ở nước ta chủ yếu là 5 – 10 con, các trang trại có quy mô trên 15con chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, vì thế khuyến khích áp dụng phương pháp cho ăn TMR cần phải có chọn lọc, căn cứ vào quy mô cụ thể của trang trại để không chỉ mang lại hiệu quả kỹ thuật mà cả hiệu quả kinh tếcho người chăn nuôi.

71

PHẦN V

KT LUẬN VÀ ĐỀ NGH

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)