Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 40)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm

TMR Truyền thống

Tháng sữa (tháng) 0 – 1 3 – 4 6 – 7 0 – 1 3 – 4 6 – 7

Số bò (con) 5 5 5 5 5 5

Chu kỳ tiết sữa 2 – 3 2 – 3 2 – 3 2 – 3 2 – 3 2 – 3 Thời gian theo dõi (ngày) 90 90 90 90 90 90 Thời gian chuẩn bị (ngày) 15 15 15 15 15 15

41

3.3.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kỹ thuật

Phân lô và nuôi dưỡng bò thí nghiệm bằng khẩu phần tính sẵn theo hai phương pháp cho ăn: TMR và truyền thống. Sau đó theo dõi, ghi chép và phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật của từng lô.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Lượng thức ăn thu nhận (kgVCK/ngày)

- Khối lượng bò trong quá trình thí nghiệm (kg) - Năng suất sữa (kg/ngày)

- Hệ số sụt sữa (%)

- Chất lượng sữa: tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa, VCK, …

* Phương pháp theo dõi

- Lượng thức ăn thu nhận (kgVCK/ngày):

+ Lấy mẫu thức ăn trước khi cho ăn để phân tích VCK + Cân lượng thức ăn cho ăn hàng ngày

+ Cân lượng thức ăn thừa hàng ngày vào sáng hôm sau + Lấy mẫu thức ăn thừa để phân tích VCK

Từđó tính được lượng thức ăn thu nhận theo VCK: Kg VCK thu nhận = Kg VCK cho ăn – Kg VCK còn thừa

Đối với thức ăn TMR lấy mẫu thức ăn trước khi cho ăn của từng công thức trộn, thức ăn thừa lấy mỗi tuần một lần.

Đối với thức ăn được cho ăn theo phương pháp truyền thống:

42

Thức ăn tinh (cám, ngô, đậu tương, …) thì thành phần VCK không thay đổi theo ngày nên chỉ cần lấy mẫu một lần (3 mẫu) trước khi cho ăn của mỗi đợt thức ăn mới. Thức ăn thừa đưa về trạng thái nhưtrước khi cho ăn rồi mới cân khối lượng.

- Khối lượng bò (kg):

Theo dõi thường xuyên trong quá trình thí nghiệm. Cân mỗi tháng 1 lần bằng cân điện tử.

- Năng suất sữa (kg/ngày):

Mỗi con vắt sữa 2 lần/ngày. Cân lượng sữa sau mỗi lần vắt của từng con và ghi lại. Năng suất sữa/ngày của bò sẽ bằng tổng lượng sữa vắt được buổi sáng và buổi chiều.

- Hệ số sụt sữa (%):

Ghi chép năng suất sữa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc thí nghiệm. So sánh năng suất sữa của các tháng phía sau với tháng phía trước của chu kỳ tiết sữa. Từđó tính hệ số sụt sữa tại từng thời điểm cụ thể theo công thức:

Hệ số sụt sữa (%) =

Trong đó: X1, X2 lần lượt là năng suất sữa (kg) tại tháng trước và tháng sau của chu kỳ tiết sữa.

- Chất lượng sữa:

Lấy mẫu sữa 1 tuần 1 lần (buổi sáng và buổi chiều trộn đều) và gửi về phòng phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì để phân tích các chỉ tiêu chất lượng như: VCK (%), protein (%), lipit (%), …

(X2 – X1)

x 100% X1

43

3.3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

* Hiu qu kinh tế theo mô hình cđịnh

Phân tích hiệu quả kinh tế của một quy mô chăn nuôi nhất định (5 bò vắt sữa). Sử dụng phương pháp phân tích riêng phần (partial budget analysis) để đánh giá hiệu quả kinh tế. Nghĩa là chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác biệt về thu chi giữa hai phương pháp cho ăn TMR và truyền thống. Những phần được xem là giống nhau giữa hai phương pháp cho ăn sẽ không đưa vào phân tích. Hiệu quả kinh tế của phương pháp cho ăn TMR so với phương pháp cho ăn truyền thống sẽđược phân tích theo công thức:

Hiệu quả kinh tế = (Tăng thu + Giảm chi) – (Tăng chi + Giảm thu)

Trong đó:

* Thu nhập: chỉ đưa vào phân tích phần thu nhập từ bán sữa. Các khoản thu nhập từ bê hoặc từ các sản phẩm phụ khác trong quá trình chăn nuôi bò sữa được xem là như nhau giữa hai phương pháp.

* Chi phí: gồm có chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi.

- Chi phí cố định: chỉ phân tích phần chi phí cố định phát sinh khi áp dụng

phương pháp cho ăn TMR vào chăn nuôi bò sữa là: máy thái thức ăn thô khô

và máy trộn thức ăn. Các chi phí cốđịnh khác như: khấu hao chuồng trại, gia súc, các trang thiết bị khác, được xem là như nhau giữa hai phương pháp. - Chi phí biến đổi: là phần chi phí thay đổi theo quy mô chăn nuôi. Những chi phí biến đổi có sự khác nhau giữa hai phương pháp cho ănđược đưa vào phân tích gồm có: chi phí thức ăn và chi phí năng lượng. Các chi phí biến đổi này được tính trên đơn vịđầu bò.

44

* Hiu qu kinh tế theo mô hình mô phng

Dựa vào các số liệu kinh tế và kỹ thuật của thí nghiệm để xác định giá thành sản phẩm chăn nuôi của hai phương pháp cho ăn khi quy mô chăn nuôi thay đổi. Trong khi tính giá thành sản phẩm chăn nuôi, mặc định các yếu tố khác trên đơn vị đầu bò là không đổi, chỉ thay đổi quy mô chăn nuôi. Đồng thời trong thí nghiệm này, chỉ đưa vào phân tích sản phẩm chăn nuôi là sữa. Các sản phẩm chăn nuôi khác không đưa vào mô hình phân tích.

Giá thành sản phẩm chăn nuôi (Y) khi quy mô chăn nuôi (x) thay đổi của hai phương pháp cho ăn được tính theo công thức: Y = f(x), cụ thể là:

Y1(TMR) = A + b + c + (d+e1)x = (A+b+c)x-1 + d+e1 n1x n1 n1 Y2(TT) = A + (d+e2)x = Ax-1 + d+e2 n2x n2 n2 Trong đó:

Y1, Y2: lần lượt là giá thành sản phẩm chăn nuôi của hai phương pháp

cho ăn TMR và Truyền thống.

A: Phần chi phí giống nhau giữa hai phương pháp cho ăn.

b: Chi khấu hao máy móc tăng thêm (máy thái thức ăn thô khô, máy trộn). c: Chi lãi ngân hàng tăng thêm (khi đầu tư thêm máy móc)

d: Chi phí thức ăn

e1, e2: lần lượt là chi phí năng lượng của hai phương pháp cho ăn TMR và truyền thống.

n1, n2: lần lượt là năng suất sữa bình quân của bò ở hai phương pháp cho ăn TMR và truyền thống.

45

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, các giá trị: A, b, c, d, e1, e2, n1, n2 sẽđược xác định thông qua ghi chép và tính toán số học thông thường. Khi đó giải phương trình Y1 = Y2 hoặc vẽ đồ thị của hai hàm Y = f(x) sẽ xác định được giá trị x (quy mô chăn nuôi) mà tại đó hiệu quả kinh tế của hai phương pháp cho ăn là như nhau.

3.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được phân tích phương sai theo mô hình nhân tố 2 x 3, bao gồm: hai phương pháp cho ăn và ba giai đoạn của chu kỳ tiết sữa.

46

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC

LOẠI THỨC ĂN SỬ DỤNG

Các loại thức ăn sử dụng trong thời gian thí nghiệm được lấy mẫu và phân tích tại phòng phân tích Viện Chăn Nuôi. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng trong thời gian thí nghiệm

Tên thức ăn

DM CP Mỡ NDF ADF Ash Ca P ME

(%) (%/DM) (Kcal/kg) Cỏ voi 30ngày 10,10 7,80 1,60 34,40 75,90 37,20 15,20 0,40 0,70 2315 Cỏ Ruzi khô 94,00 7,20 0,70 42,00 89,00 52,50 4,20 0,30 0,30 1688 Thân lá sắn 16,43 15,67 0,00 32,93 45,95 37,68 10,22 1,48 0,86 730 Rơm khô 91,25 5,15 1,32 29,88 - - 12,45 0,49 0,20 1539 Hygro 005 89,60 20,60 5,20 10,60 32,00 15,20 11,50 1,80 1,00 3000 Bã bia 22,70 30,60 7,10 15,60 87,90 25,10 4,00 0,20 0,60 2803 Đậu tương 91,20 41,80 15,50 8,50 14,90 6,90 5,20 0,20 0,50 2900 Bột ngô 89,10 8,90 4,00 3,50 20,00 3,50 1,60 0,10 0,20 2809 Bột sắn 87,59 3,92 1,05 3,82 11,87 4,27 1,47 0,39 0,30 2653 Vỏ đậu xanh 91,07 14,63 2,10 25,04 52,90 33,05 4,91 0,44 0,14 1806 Các giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở bảng trên được sử dụng để tính toán khẩu phần cho bò. Trong đó chủ yếu quan tâm đến 3 giá trị là: vật chất khô (DM), protein thô (CP), và giá trị năng lượng trao đổi (ME). Bên cạnh những nguyên liệu trên, khẩu phần của bò còn được bổ sung thêm urê và dầu thực vật với một lượng cốđịnh là: 0,03kg urê và 0,2kg dầu thực vật.

47

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦAPHƯƠNG PHÁPCHO ĂNĐẾN KHẢ NĂNG

THU NHẬN THỨC ĂN CỦA BÒ

Khi thiết lập khẩu phần cho bò sữa, điều quan trọng nhất cần phải cân nhắc là khả năng ăn vào hay lượng vật chất khô thu nhận của bò. Lượng vật chất khô thu nhận này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm: khối lượng cơ thể, chất lượng và khả năng tiêu hoá của thức ăn thô, giai đoạn tiết sữa, năng suất sữa, sự vận động, môi trường, sự thoải mái của bò, thể trạng bò, ảnh hưởng của các cá thể khác, sự cân bằng của khẩu phần, tính ngon miệng của khẩu phần và tần xuất cho ăn (Bernard và Montgomery, 1958)[17] .

Lượng vật chất khô thu nhận là yếu tố không chắc chắn nhất trong quá trình tính toán khẩu phần cho bò sữa. Thực tế là một số con bò có thể trở lên quá béo, một số khác lại quá gầy, điều này được lý giải là do lượng thức ăn ăn vào không được điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng gia súc ăn là để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất và duy trì cơ thể chúng (NRC, 2001)[34].

Giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa thông thường được tính là 10 – 12 tuần đầu của chu kỳ. Sau khi bê con được sinh ra, năng suất sữa tăng lên nhanh chóng. Lượng vật chất khô thu nhận cũng tăng lên ngay sau khi bò đẻ nhưng chậm hơn và không bắt kịp với sự tăng lên nhanh chóng của sản lượng sữa (Hayirli, 1998)[22]. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, vì bò phải điều chỉnh từ khẩu phần nhiều xơ, nghèo năng lượng trong suốt giai đoạn cạn sữa sang một khẩu phần giàu năng lượng, ít xơ trong giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa. Phương pháp quản lý và cho ăn để tối đa hoá lượng vật chất khô thu nhận của bò trong giai đoạn này chính là bí quyết thành công của các nhà chăn nuôi.

Lượng vật chất khô thu nhận (DMI – Dry Matter Intake) của các bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.

48

Bảng 4.2: Lượng VCK thu nhận của bò qua các tháng thí nghiệm Giai đoạn tiết sữa Tháng TN VCK thu nhận (kg/ngày) Truyền thống TMR SEm P 1 1 13,43 13,67 0,37 NS 2 14,22a 15,70b 0,26 < 0,05 3 14,56a 16,03b 0,42 < 0,05 2 1 14,57a 15,56b 0,31 < 0,05 2 14,16a 15,04b 0,27 < 0,05 3 13,44a 14,56b 0,37 < 0,05 3 1 13,54 14,18 0,52 NS 2 13,37 13,97 0,48 NS 3 12,24 13,06 0,43 NS

NS: sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Trong giai đoạn 1 của chu kỳ tiết sữa, lượng VCK thu nhận của lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống đều tăng qua các tháng thí nghiệm (bảng 4.2). Sự khác nhau vềlượng VCK thu nhận ở hai lô là không có ý nghĩa thống kê trong tháng thí nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên, ở các tháng thí nghiệm tiếp theo, lô cho ăn TMR có lượng VCK thu nhận cao hơn rõ rệt so với lô cho ăn truyền thống (P<0,05). Điều này có thể lý giải là trong thời kỳ cạn sữa bò không được ăn thức ăn TMR mà vẫn ăn riêng rẽ từng loại thức ăn theo cách cho ăn truyền thống của người chăn nuôi, vì vậy ở những tuần thí nghiệm đầu tiên phương pháp cho ăn TMR chưa phát huy được ưu thế của mình so với phương pháp cho ăn truyền thống.

49

Theo Maltz et al. (2002)[29] thì phương pháp cho ăn TMR hay cho ăn riêng thức ăn tinh bằng máy cho ăn tự động không tạo ra sự khác biệt lớn về lượng VCK thu nhận (19,7 vs 20,4kg/ngày) trong 20 tuần đầu tiên của chu kỳ tiết sữa. Có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Maltz et al. (2002) là do bò thí nghiệm cho ăn theo phương pháp truyền thống được cho ăn thức ăn tinh và thức ăn thô 2 lần/ngày, trong khi máy cho ăn thức ăn tinh tự động chia nhỏlượng thức ăn tinh cho bò ăn thành nhiều lần. Khi lượng thức ăn tinh được chia nhỏ và cho ăn làm nhiều lần thì sự biến động pH trong dạ cỏ không quá lớn, vi sinh vật dạ cỏ vẫn hoạt động tốt. Nhưng nếu chỉ cho ăn 2 lần/ngày thì sự thay đổi pH là rất lớn, bất lợi cho hoạt động lên men của vi sinh vật dạ cỏ, chính vì thế mà thức ăn trong dạ cỏ được tiêu hoá chậm hơn, chậm giải phóng dung tích dạ cỏ nên không tối đa được lượng VCK thu nhận.

Ngay sau khi đẻ, bò chỉ có thể thu nhận được khoảng 75% lượng thức ăn so với khả năng ăn tối đa của nó. Đó là do trong giai đoạn cạn sữa sự phát triển của bào thai đã chèn ép làm giảm dung tích dạ cỏ. Sau khi sinh bò cần có thời gian để dạ cỏ hồi phục và thường phải mất 10 – 12 tuần cho sự hồi phục đó. Do vậy khi đến cuối giai đoạn 1 và bước vào giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa cũng là lúc dạ cỏ của bò đã được hồi phục, khả năng thu nhận không còn bị hạn chế bởi kích thước của dạ cỏ. Bò có mức thu nhận VCK cao nhất trong khoảng thời gian này được thể hiện rõ ở hình 4.1.

50 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Truyền thống TMR 1 2 3 1 2 3 1 2 3 tháng TN

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

kg

V

CK

Hình 4.1: Lượng VCK thu nhận của bò qua các tháng thí nghiệm

Hình 4.1 cho thấy lượng VCK thu nhận của bò ở cả hai giai đoạn 2 và 3 đều giảm đi qua các tháng thí nghiệm. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa, lượng VCK thu nhận của nhóm ăn TMR cao hơn đáng kể so với nhóm cho ăn truyền thống (P<0,05) (bảng 4.2).

Bước vào giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa, dung tích dạ cỏ đã hồi phục hoàn toàn, năng suất sữa cũng đang ở mức cao nên lượng VCK thu nhận cao. Trong tháng thí nghiệm 1 lô TMR2 và lô truyền thống 2 có lượng VCK thu nhận lần lượt là 15,56 và 14,57kg/ngày. Khi tháng sữa tăng lên, năng suất sữa giảm đi dẫn đến tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần giảm đi và lượng VCK thu nhận cũng giảm đi.

Khẩu phần của bò ở lô TMR và lô truyền thống trong cùng giai đoạn là như nhau (chỉ khác nhau về phương pháp cho ăn) nên lượng thức ăn tinh là

51

như nhau ở 2 lô. Khi cho ăn riêng thức ăn tinh và thức ăn thô, bò dễ dàng ăn hết phần thức ăn tinh nhưng với thức ăn thô bò có xu hướng lựa chọn thức ăn và phần thức ăn thừa bao giờ cũng là phần thức ăn già hơn chứa nhiều VCK hơn. Với phương pháp cho ăn TMR, thức ăn đã được băm nhỏ và trộn thật đều nên làm giảm hiệu ứng chọn lọc thức ăn của bò. Phần thức ăn thừa ít hơn phương pháp cho ăn truyền thống và tỷ lệ VCK trong thức ăn thừa không khác nhiều so với thức ăn lúc cho ăn. Hơn nữa, khi cho ăn TMR, môi trường dạ cỏổn định, vi sinh vật dạ cỏ hoạt động tốt, tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, giải phóng dung tích dạ cỏ nhanh hơn, nên lượng VCK thu nhận cao hơn đáng kể so với phương pháp cho ăn truyền thống .

Ở giai đoạn 3 của chu kỳ, khả năng thu nhận VCK của bò ở cả 2 lô TMR và truyền thống đều giảm. Đặc biệt là ở tháng thí nghiệm thứ 3, mức giảm cao hơn, tỷ lệ giảm so với tháng thí nghiệm 2 là 6,5% và 8,5% lần lượt ở lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống.

Có thể thấy rằng, lượng VCK thu nhận giảm đi khi tháng sữa tăng lên nhưng mức giảm này là không quá lớn. Mặc dù lượng chất dinh dưỡng cần cho sản xuất sữa đã giảm nhưng bò vẫn cần dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai cũng như khôi phục lại cơ thể và dự trữ chất dinh dưỡng cho chu kỳ tiết sữa tiếp theo (Moran, 2005)[33].

4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN ĐẾN SỰ THAY

ĐỔI KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ BÒ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)