L ỜI CẢM ƠN
4.4. PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN VÀ SẢN LƯỢNG SỮA CỦA BÒ
Năng suất sữa hàng ngày thay đổi phụ thuộc vào cá thể bò cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng (Hutjens, 2007)[24]. Trong đó, thức ăn và phương pháp cho ăn là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng. Nhìn chung, sau khi đẻ sản lượng sữa trong một ngày đêm tăng lên và đạt cực đại ở tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 của chu kỳ, sau đó giảm dần xuống. Tuy nhiên, bò đạt sản lượng sữa cực đại khi nào? Năng suất cực đại là bao nhiêu? Và khi giảm sản lượng sữa thì mức giảm như thế nào? Đó mới là điều cần quan tâm.
55
Với những bò đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa thì việc chăm sóc để bò không bị giảm trọng quá nhiều và nhanh chóng đạt năng suất cao ở đỉnh tiết sữa là mục tiêu của các nhà chăn nuôi. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của chu kỳ tiết sữa, mục tiêu của người chăn nuôi cũng thay đổi.
Bò thí nghiệm được chọn có khối lượng tương đối đồng đều (450 – 480kg), năng suất sữa chu kỳ trước tương đương (mức cao hơn bình quân toàn đàn 4600 – 4750kg) và năng suất tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm tương đương (tùy giai đoạn tiết sữa). Năng suất sữa qua các tháng thí nghiệm của bò được tổng hợp ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: Năng suất sữa qua các tháng thí nghiệm Giai đoạn
tiết sữa
Tháng TN
Năng suất sữa (kg/ngày)
Truyền thống TMR SEm P 1 1 19,46 20,36 0,58 NS 2 20,09a 21,18b 0,38 < 0,05 3 20,67 20,74 0,57 NS 2 1 19,38 19,68 0,61 NS 2 17,98a 18,83b 0,36 < 0,05 3 15,55a 17,02b 0,47 < 0,05 3 1 14,31 14,46 0,56 NS 2 12,98a 13,88b 0,24 < 0,05 3 11,02a 13,04b 0,29 < 0,05
NS: sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Trong giai đoạn 1 của chu kỳ, năng suất sữa từ từ tăng lên và đạt đỉnh tiết sữa. Bảng 4.4 cho thấy năng suất sữa của cả hai nhóm bò đều tăng dần theo quy luật. Tuy nhiên mức độ tăng lên có sự khác nhau giữa các nhóm bò. Nhóm cho ăn TMR, năng suất sữa đạt cao nhất ở tháng thí nghiệm thứ 2 và
56
đến tháng thí nghiệm thứ 3 thì bắt đầu giảm. Nhóm cho ăn truyền thống, năng suất sữa tăng dần và đạt cao nhất ở tháng thí nghiệm 3. Năng suất sữa cao nhất trong giai đoạn 1 của nhóm cho ăn TMR và truyền thống lần lượt là 21,18 và 20,67kg/ngày. Như vậy tại đỉnh tiết sữa, nhóm cho ăn TMR có năng suất sữa cao hơn nhóm cho ăn truyền thống là 0,51kg/ngày. Nếu so sánh năng suất sữa trong 1 ngày, quy mô 1 con bò thì mức chênh lệch 0,51kg là không nhiều, nhưng bò không tiết sữa trong 1 ngày và không có hộ chăn nuôi bò sữa nào lại chỉ nuôi 1 con bò. Với quy mô chăn nuôi trung bình là 5 – 10 con và chu kỳ tiết sữa của bò là 305 ngày thì sự chênh lệch này lại là khá lớn. Theo Moran (2005)[33] và nhiều nhà nghiên cứu khác, sự chênh lệch 1kg ở đỉnh tiết sữa có thể dẫn đến sự chênh lệch 200kg trong cả chu kỳ 305 ngày tiết sữa của bò.
Giai đoạn 2 và 3 là các giai đoạn hậu “đỉnh tiết sữa”. Tại các giai đoạn này, năng suất sữa của bò không tăng lên nữa mà bắt đầu giảm và giảm mạnh. Mức độ giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thức ăn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn. Tổng sản lượng sữa của bò trong cả chu kỳ tiết sữa không chỉ phụ thuộc vào năng suất sữa tại đỉnh tiết sữa mà nó còn phụ thuộc vào khả năng duy trì năng suất sữa trong cả chu kỳ (Hutjens, 2007)[24]. Khả năng duy trì năng suất sữa còn được gọi là tính “ổn định” của chu kỳ. Tính ổn định khác nhau giữa các cá thể bò, đồng thời nó chịu ảnh hưởng của lứa sữa và công tác quản lý của người chăn nuôi mà quan trọng nhất là chiến lược cho ăn. Thức ăn và phương pháp cho ăn có tác động mạnh đến tính ổn định của chu kỳ (Schroeder và Park, 1997)[44].
57 7 9 11 13 15 17 19 21 23 N S s ? a ( k g /n g à y ) 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Tháng TN Truy?n th?ng TMR
Hình 4.3: Năng suất sữa của bò ở hai phương pháp cho ăn khác nhau
Hình 4.3 cho thấy, trong giai đoạn 2 và 3 của chu kỳ tiết sữa, năng suất sữa của nhóm cho ăn truyền thống và cho ăn TMR đều giảm dần qua các tháng thí nghiệm, phù hợp với đặc điểm của đường cong tiết sữa. Tuy nhiên, mức độ giảm có khác nhau giữa hai nhóm, đồng thời cũng khác nhau giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của chu kỳ tiết sữa.
Trong giai đoạn chuẩn bị và tháng thí nghiệm 1, nhóm cho ăn truyền thống và nhóm cho ăn TMR có năng suất tương đương nhau (không có sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05)). Sang tháng thí nghiệm thứ 2 và thứ 3 thì nhận thấy có sự khác biệt rõ rệt về năng suất sữa giữa hai nhóm ở cả hai giai đoạn 2 và giai đoạn 3, trong đó nhóm cho ăn theo phương pháp truyền thống có năng suất sữa thấp hơn. Điều đó có nghĩa là mức giảm năng suất sữa ở nhóm cho ăn truyền thống mạnh hơn, hay nhóm bò cho ăn theo phương pháp TMR có khả năng tiết sữa “ổn định” hơn.
58
Có thể nhận thấy độ dốc của đường cong năng suất sữa của nhóm
bò ăn theo phương pháp truyền thống cao hơn so với nhóm cho ăn TMR
qua hình 4.3.
Để đánh giá sức bền bỉ của khả năng tiết sữa, bên cạnh việc dựa vào năng suất sữa người ta còn dùng một chỉ số khác gọi là hệ số sụt sữa.
Bảng 4.5: Hệ số sụt sữa của bò ở các giai đoạn qua các tháng thí nghiệm
Tháng TN
Hệ số sụt sữa (%)
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Tr.Thống 1 TMR1 Tr.Thống 2 TMR2 Tr.Thống 3 TMR3 2 + 3,23 + 4,03 - 7,22 - 4,32 - 9,29 - 4,01 3 + 2,89 - 2,08 - 13,52 - 9,61 - 15,10 - 6,05 Hệ số sụt sữa sẽ cho thấy sự sụt giảm năng suất sữa của tháng tiết sữa sau so với tháng tiết sữa trước đó. Đối với tháng thí nghiệm 1, do không theo dõi chặt chẽ năng suất sữa của bò trong thời gian chuẩn bị (15 ngày) nên không tính được hệ số sụt sữa.
Từ bảng 4.5 có thể thấy rằng, hệ số sụt sữa của nhóm cho ăn truyền thống cao hơn so với nhóm cho ăn TMR, đặc biệt là trong tháng thí nghiệm thứ 3 ở cảhai giai đoạn 2 và 3 của chu kỳ tiết sữa. Sự giảm đi về năng suất sữa khi tháng sữa tăng lên là đặc tính tất yếu của chu kỳ tiết sữa, nhưng với nhóm bò cho ăn TMR mức đi xuống chậm hơn và hệ số sụt sữa trung bình trong các tháng thí nghiệm dưới 7%/tháng, chứng tỏ chu kỳ cho sữa ổn định hơn.
Đối với giai đoạn 1 của chu kỳ tiết sữa, ở tháng thí nghiệm thứ 2, nhóm cho ăn TMR có mức tăng sản lượng sữa cao hơn nhóm cho ăn truyền thống (4,03% so với 3,23%). Tuy nhiên, sang tháng thí nghiệm thứ3, năng suất sữa
59
của lô cho ăn truyền thống vẫn tiếp tục tăng (+ 2,89%), trong khi năng suất sữa của lô cho ăn TMR lại giảm (- 2,08%). Sự khác biệt này có liên quan đến tính chất của đường cong tiết sữa trong giai đoạn 1 của chu kỳ. Ở giai đoạn 1 này, năng suất sữa của bò đạt đỉnh rồi đi xuống. Nhóm cho ăn TMR đạt đỉnh tiết sữa ở tháng thí nghiệm thứ 2, nên khi bước sang tháng thí nghiệm thứ 3 đã bắt đầu có sự giảm nhẹ về năng suất sữa (-2,08%). Nhóm cho ăn truyền thống, năng suất sữa của tháng thí nghiệm thứ 3 chưa có dấu hiệu giảm xuống, chứng tỏ thời gian đạt đỉnh tiết sữa của nhóm này chậm hơn so với nhóm cho ăn TMR.
Như vậy, với phương pháp cho ăn TMR, năng suất sữa của bò ở giai đoạn 1 khi đạt đỉnh tiết sữa cao hơn, sớm hơn (bảng 4.4), đồng thời hệ số sụt sữa trong các giai đoạn tiếp theo lại thấp hơn (bảng 4.5).