L ỜI CẢM ƠN
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN ĐẾN KHẢ NĂNG THU
THU NHẬN THỨC ĂN CỦA BÒ
Khi thiết lập khẩu phần cho bò sữa, điều quan trọng nhất cần phải cân nhắc là khả năng ăn vào hay lượng vật chất khô thu nhận của bò. Lượng vật chất khô thu nhận này chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm: khối lượng cơ thể, chất lượng và khả năng tiêu hoá của thức ăn thô, giai đoạn tiết sữa, năng suất sữa, sự vận động, môi trường, sự thoải mái của bò, thể trạng bò, ảnh hưởng của các cá thể khác, sự cân bằng của khẩu phần, tính ngon miệng của khẩu phần và tần xuất cho ăn (Bernard và Montgomery, 1958)[17] .
Lượng vật chất khô thu nhận là yếu tố không chắc chắn nhất trong quá trình tính toán khẩu phần cho bò sữa. Thực tế là một số con bò có thể trở lên quá béo, một số khác lại quá gầy, điều này được lý giải là do lượng thức ăn ăn vào không được điều chỉnh hợp lý. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng gia súc ăn là để thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất và duy trì cơ thể chúng (NRC, 2001)[34].
Giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa thông thường được tính là 10 – 12 tuần đầu của chu kỳ. Sau khi bê con được sinh ra, năng suất sữa tăng lên nhanh chóng. Lượng vật chất khô thu nhận cũng tăng lên ngay sau khi bò đẻ nhưng chậm hơn và không bắt kịp với sự tăng lên nhanh chóng của sản lượng sữa (Hayirli, 1998)[22]. Đây là giai đoạn khó khăn nhất, vì bò phải điều chỉnh từ khẩu phần nhiều xơ, nghèo năng lượng trong suốt giai đoạn cạn sữa sang một khẩu phần giàu năng lượng, ít xơ trong giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa. Phương pháp quản lý và cho ăn để tối đa hoá lượng vật chất khô thu nhận của bò trong giai đoạn này chính là bí quyết thành công của các nhà chăn nuôi.
Lượng vật chất khô thu nhận (DMI – Dry Matter Intake) của các bò thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.2.
48
Bảng 4.2: Lượng VCK thu nhận của bò qua các tháng thí nghiệm Giai đoạn tiết sữa Tháng TN VCK thu nhận (kg/ngày) Truyền thống TMR SEm P 1 1 13,43 13,67 0,37 NS 2 14,22a 15,70b 0,26 < 0,05 3 14,56a 16,03b 0,42 < 0,05 2 1 14,57a 15,56b 0,31 < 0,05 2 14,16a 15,04b 0,27 < 0,05 3 13,44a 14,56b 0,37 < 0,05 3 1 13,54 14,18 0,52 NS 2 13,37 13,97 0,48 NS 3 12,24 13,06 0,43 NS
NS: sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)
Trong giai đoạn 1 của chu kỳ tiết sữa, lượng VCK thu nhận của lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống đều tăng qua các tháng thí nghiệm (bảng 4.2). Sự khác nhau vềlượng VCK thu nhận ở hai lô là không có ý nghĩa thống kê trong tháng thí nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên, ở các tháng thí nghiệm tiếp theo, lô cho ăn TMR có lượng VCK thu nhận cao hơn rõ rệt so với lô cho ăn truyền thống (P<0,05). Điều này có thể lý giải là trong thời kỳ cạn sữa bò không được ăn thức ăn TMR mà vẫn ăn riêng rẽ từng loại thức ăn theo cách cho ăn truyền thống của người chăn nuôi, vì vậy ở những tuần thí nghiệm đầu tiên phương pháp cho ăn TMR chưa phát huy được ưu thế của mình so với phương pháp cho ăn truyền thống.
49
Theo Maltz et al. (2002)[29] thì phương pháp cho ăn TMR hay cho ăn riêng thức ăn tinh bằng máy cho ăn tự động không tạo ra sự khác biệt lớn về lượng VCK thu nhận (19,7 vs 20,4kg/ngày) trong 20 tuần đầu tiên của chu kỳ tiết sữa. Có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của Maltz et al. (2002) là do bò thí nghiệm cho ăn theo phương pháp truyền thống được cho ăn thức ăn tinh và thức ăn thô 2 lần/ngày, trong khi máy cho ăn thức ăn tinh tự động chia nhỏlượng thức ăn tinh cho bò ăn thành nhiều lần. Khi lượng thức ăn tinh được chia nhỏ và cho ăn làm nhiều lần thì sự biến động pH trong dạ cỏ không quá lớn, vi sinh vật dạ cỏ vẫn hoạt động tốt. Nhưng nếu chỉ cho ăn 2 lần/ngày thì sự thay đổi pH là rất lớn, bất lợi cho hoạt động lên men của vi sinh vật dạ cỏ, chính vì thế mà thức ăn trong dạ cỏ được tiêu hoá chậm hơn, chậm giải phóng dung tích dạ cỏ nên không tối đa được lượng VCK thu nhận.
Ngay sau khi đẻ, bò chỉ có thể thu nhận được khoảng 75% lượng thức ăn so với khả năng ăn tối đa của nó. Đó là do trong giai đoạn cạn sữa sự phát triển của bào thai đã chèn ép làm giảm dung tích dạ cỏ. Sau khi sinh bò cần có thời gian để dạ cỏ hồi phục và thường phải mất 10 – 12 tuần cho sự hồi phục đó. Do vậy khi đến cuối giai đoạn 1 và bước vào giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa cũng là lúc dạ cỏ của bò đã được hồi phục, khả năng thu nhận không còn bị hạn chế bởi kích thước của dạ cỏ. Bò có mức thu nhận VCK cao nhất trong khoảng thời gian này được thể hiện rõ ở hình 4.1.
50 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Truyền thống TMR 1 2 3 1 2 3 1 2 3 tháng TN
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
kg
V
CK
Hình 4.1: Lượng VCK thu nhận của bò qua các tháng thí nghiệm
Hình 4.1 cho thấy lượng VCK thu nhận của bò ở cả hai giai đoạn 2 và 3 đều giảm đi qua các tháng thí nghiệm. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa, lượng VCK thu nhận của nhóm ăn TMR cao hơn đáng kể so với nhóm cho ăn truyền thống (P<0,05) (bảng 4.2).
Bước vào giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa, dung tích dạ cỏ đã hồi phục hoàn toàn, năng suất sữa cũng đang ở mức cao nên lượng VCK thu nhận cao. Trong tháng thí nghiệm 1 lô TMR2 và lô truyền thống 2 có lượng VCK thu nhận lần lượt là 15,56 và 14,57kg/ngày. Khi tháng sữa tăng lên, năng suất sữa giảm đi dẫn đến tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần giảm đi và lượng VCK thu nhận cũng giảm đi.
Khẩu phần của bò ở lô TMR và lô truyền thống trong cùng giai đoạn là như nhau (chỉ khác nhau về phương pháp cho ăn) nên lượng thức ăn tinh là
51
như nhau ở 2 lô. Khi cho ăn riêng thức ăn tinh và thức ăn thô, bò dễ dàng ăn hết phần thức ăn tinh nhưng với thức ăn thô bò có xu hướng lựa chọn thức ăn và phần thức ăn thừa bao giờ cũng là phần thức ăn già hơn chứa nhiều VCK hơn. Với phương pháp cho ăn TMR, thức ăn đã được băm nhỏ và trộn thật đều nên làm giảm hiệu ứng chọn lọc thức ăn của bò. Phần thức ăn thừa ít hơn phương pháp cho ăn truyền thống và tỷ lệ VCK trong thức ăn thừa không khác nhiều so với thức ăn lúc cho ăn. Hơn nữa, khi cho ăn TMR, môi trường dạ cỏổn định, vi sinh vật dạ cỏ hoạt động tốt, tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, giải phóng dung tích dạ cỏ nhanh hơn, nên lượng VCK thu nhận cao hơn đáng kể so với phương pháp cho ăn truyền thống .
Ở giai đoạn 3 của chu kỳ, khả năng thu nhận VCK của bò ở cả 2 lô TMR và truyền thống đều giảm. Đặc biệt là ở tháng thí nghiệm thứ 3, mức giảm cao hơn, tỷ lệ giảm so với tháng thí nghiệm 2 là 6,5% và 8,5% lần lượt ở lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống.
Có thể thấy rằng, lượng VCK thu nhận giảm đi khi tháng sữa tăng lên nhưng mức giảm này là không quá lớn. Mặc dù lượng chất dinh dưỡng cần cho sản xuất sữa đã giảm nhưng bò vẫn cần dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai cũng như khôi phục lại cơ thể và dự trữ chất dinh dưỡng cho chu kỳ tiết sữa tiếp theo (Moran, 2005)[33].