L ỜI CẢM ƠN
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN ĐẾN SỰ THAY ĐỔ
ĐỔI KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ BÒ
Việc quản lý sự thay đổi khối lượng bò trong cả chu kỳ tiết sữa, đặc biệt là một số thời điểm quan trọng là vô cùng cần thiết (Miller và cộng sự, 1969)[32]. Người ta có thể đánh giá mức độ gầy béo của bò thông qua điểm thể trạng (1 – 5) hoặc đo khối lượng của bò. Việc đánh giá thông qua điểm thể trạng chịu ảnh hưởng nhiều của tính chủ quan, đồng thời không phải người
52
chăn nuôi nào cũng hiểu và biết cách đánh giá chính xác, vì vậy nhiều người sử dụng phương pháp đo khối lượng. Đo khối lượng bằng thước dây là phương pháp rất đơn giản, dễ sử dụng. Khối lượng đo được bằng thước dây cũng có sai số lớn. Tuy nhiên, qua các thời điểm đo khác nhau, người chăn nuôi vẫn thấy được sự thay đổi về khối lượng của bò và đưa ra được những quyết định quản lý quan trọng. Trong thí nghiệm này, sựthay đổi khối lượng của bò qua các tháng thí nghiệm được xác định bằng cân điện tử, kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Khối lượng cơ thể bò qua các tháng thí nghiệm Thời
điểm cân
Khối lượng cơ thể (kg)
Giai đoạn 1 (0 - 100 ngày) Giai đoạn 2 (101 - 200 ngày) Giai đoạn 3 (201 - 305 ngày)
Tr.thống 1 TMR1 SEm Tr.thống 2 TMR2 SEm Tr.thống 3 TMR3 SEm
Trước TN 462,3 453,2 6,4 420,4 428,2 5,5 433,8 431,6 5,4
Tháng TN1 453,1 445,2 5,5 423,7 433,5 3,9 438,6 438,2 4,3
Tháng TN2 441,4 434,7 5,9 430,6 442,3 5,7 449,4 456,1 5,1
Tháng TN3 438,4 433,3 6,9 431,3 446,6 5,6 460,8 469,6 6,6
Trong giai đoạn 1 của chu kỳ tiết sữa, khối lượng cơ thể bò của cả hai lô TMR và truyền thống đều giảm so với khối lượng trước thí nghiệm (bảng 4.3). Mức giảm là 23,9 và 19,9kg lần lượt ở nhóm cho ăn truyền thống và nhóm cho ăn TMR. Mức giảm này là trung bình và không có sự chênh lệch đáng kể giữa lô cho ăn TMR và lô cho ăn truyền thống. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa bò có thể giảm khối lượng cơ thể từ 20 đến 50kg (tương đương 0,5 – 1điểm thể trạng), bò cao sản có thể giảm nhiều hơn nhưng không nên để bò giảm quá 80kg (1,5điểm trạng) (Hutjens,2007)[24] .
53
Ở giai đoạn đầu của chu kỳ tiết sữa, bò chuyển từ giai đoạn không sản xuất (cạn sữa) sang giai đoạn sản xuất (tiết sữa). Năng lượng cần cho sản xuất sữa tăng đột biến, trong khi đó mức ăn vào của bò lại bị hạn chế vì dạ cỏ chưa hồi phục, do đó cân bằng năng lượng trong giai đoạn này âm. Bò phải huy động mỡ dự trữ trong cơ thểđể cung cấp cho quá trình sản xuất. Sựhuy động nhiều hay ít sẽ dẫn đến bò giảm trọng nhiều hay ít. Nếu bò phải huy động lượng lớn mỡ từ cơ thểđể cung cấp năng lượng cho sản xuất sữa, bò có nguy cơ mắc các bệnh như: ketosis, gan nhiễm mỡ rất cao (Kavanagh, 2008)[26]. Vì vậy, để bò có khả năng thu nhận tốt nhất sau khi sinh, tối thiểu hoá mức năng lượng thiếu hụt chính là mục tiêu của công tác quản lý. Với phương pháp cho ăn TMR, hoạt động lên men của vi sinh vật dạ cỏ tốt hơn, tiêu hoá và giải phóng thức ăn trong dạ cỏ nhanh hơn, do đó làm tăng khả năng thu nhận thức ăn của bò (bảng 4.2) và giảm mức thiếu hụt năng lượng trong giai đoạn đầu của chu kỳ.
Bước sang giai đoạn 2 và 3 của chu kỳ tiết sữa, khối lượng cơ thể bò không còn bị giảm đi như giai đoạn 1 mà bắt đầu tăng và tăng từ từ.
Giai đoạn 2, dù bò đã thu nhận được lượng thức ăn tối đa so với khả năng của chúng, cân bằng năng lượng dương, nhưng bò tăng khối lượng rất chậm và có con hầu như không tăng. Theo kết quả bảng 4.3 thì sau 3 tháng thí nghiệm ở giai đoạn 2 của chu kỳ tiết sữa, trung bình bò chỉ tăng 10,9kg và 18,4kg lần lượt ở lô cho ăn truyền thống và lô TMR. Như vậy lô TMR cho kết quả tăng trọng tốt hơn lô truyền thống, nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2 này khối lượng cơ thể bò tăng chậm.
54
Hình 4.2: Khối lượng cơ thể bò qua các tháng thí nghiệm
Hình 4.2 cho thấy, ở giai đoạn 3 (Tr.thống 3 và TMR3), khối lượng bò qua các tháng thí nghiệm tăng đáng kể so với lúc bước vào thí nghiệm. Cụ thể, khối lượng bò tăng lần lượt là 27kg và 38kg ở lô cho ăn truyền thống và lô
cho ăn TMR (bảng 4.3). Lô cho ăn TMR có mức tăng khối lượng cao hơn so
với lô cho ăn truyền thống, điều này là kết quả tất yếu khi lượng VCK thu nhận của lô TMR cao hơn.