NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA DẠ CỎ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 25 - 29)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA DẠ CỎ

Dạ cỏ có hệ vi sinh vật sống cộng sinh rất phát triển và đây là tác nhân

chính trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở gia súc nhai lại. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật lên men kị khí: nồng độ oxy < 1%, nhiệt độ tương đối ổn định 38-420C, pH 5,5-7,4. Môi trường dạ cỏ phụ thuộc vào:

- Loại và lượng thức ăn ăn vào

- Nhào trộn theo chu kì thông qua sự co bóp của dạ cỏ - Nước bọt và nhai lại

- Khuếch tán và chế tiết vào dạ cỏ

- Hấp thu các chất dinh dưỡng vào dạ cỏ

- Chuyển dịch các chất xuống bộ máy tiêu hóa.

Chỉ ở điều kiện không bình thường thì môi trường dạ cỏ mới bị rối loạn.

Ví dụ cho ăn khẩu phần quá nhiều thức ăn tinh dẫn tới hội chứng Lacto axit

bởi vì pH dạ cỏ giảm, do sự sinh trưởng của Steptococcus bovis giảm và sự tích tụ của axit lactic.

26

Nước bọt được đổ vào dạ cỏ lỉên tục và duy trì thức ăn ở dạng lỏng, tạo thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Khối lượng nước bọt động vật nhai lại

tiết ra phụ thuộc vào khẩu phần. Cộng đồng vi sinh vật cũng ảnh hưởng đến

lượng nước bọt. Sự có mặt của Protozoa làm giảm sự tiết nước bọt vì Protozoa hấp thu mạnh tinh bột và đường, do vậy không cần tiết nước bọt

nhiều để duy trì pH dạ cỏ. Nước bọt là dung dịch đệm bicacbonate, pH=8 có

chứa nồng độ ion Na+,P--- cao. Nước bọt và sự di chuyển các ion bicacbonate qua biểu mô dạ cỏ giúp cho ổn định pH. Dung dịch đệm dạ cỏ là môi trương thích hợp cho sự phát triển của bacteria, nấm và protozoa. Môi trường trung tính ở dạ cỏ luôn được duy trì do pH dạ cỏ được điều chỉnh liên tục bởi các quá rình trên, việc hấp thu axit béo bay hơi đã đảm bảo cho quá trình lên men liên tục. Khối lượng vi sinh vật trong dạ cỏ được duy trì ở mức ổn định bằng di chuyển vi sinh vật xuống dạ dưới chết và phân hủy các vi sinh vật ngay trong dạ cỏ.

Tiêu hóa ở dạ cỏ chính là tiêu hóa các thức ăn xơ chứa trong đó, các yếu tố ảnh hưởng tới độ axit dạ cỏ chính là yếu tố chủ yếu kiểm soát quá trình tiêu hóa này.

- Tầm quan trọng của nước bọt

Gia súc nhai lại kiểm soát độ axit trong dạ cỏ thông qua quá trình tiết nước bọt trong khi ăn và nhai lại. Nước bọt kiềm hoá và trung hoà các axit có ở dạ cỏ và các axit được tạo ra trong dạ cỏ. Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc nhiều vào thời gian ăn và nhai lại vì ăn và nhai lại là lúc lượng nước bọt tiết ra nhiều nhất. Lượng axit sản sinh ra khi lên men phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ tiêu hoá các loại thức ăn cho ăn. Như vậy, lượng axit sản sinh ra khi lên men một đơn vị khối lượng rơm chỉ bằng một nửa lượng axit sản sinh ra khi lên

một đơn vị khối lượng ngũ cốc. Đây là vấn đề cần quan tâm khi phối hợp thức

27

Bởi vì ăn thức ăn tinh hỗn hợp gia súc nhai lại ít hơn, sản sinh ít nước bọt hơn trên một đơn vị khối lượng ngũ cốc, mặc dù lý tưởng là cần có nhiều nước bọt

hơn để hạn chế hạ pH dạ cỏ. Nếu cho bò ăn hạt ngũ cốc nghiền thì pH dạ cỏ

sẽ ổn định ở mức từ 5,2-5,4; trái lại, khi cho chúng ăn rơm hoặc các loại

cỏ khô có chất lượng từ xấu đến trung bình thì pH dạ cỏ sẽ ổn định ở mức từ 6,8-7,0.

- Thành phần thức ăn

Tiêu hoá xơ dễ dàng bị ức chế khi cho giasúc ăn quá nhiều thức ăn tinh,

chủ yếu là do nồng độ axit trong dạ cỏ cao. Nếu cho gia súc ăn khẩu phần cơ

sở có nhiều xơ như rơm, cỏ khô, thức ăn ủ chua và cỏ xanh hoặc các phụ phẩm nhiều xơ khác thì hiệu quả phân giải thức ăn này sẽ cao nhất khi chỉ bổ sung thêm một ít thức ăn tinh để cung cấp các yếu tố cần thiết cho vi sinh vật

dạ cỏ, nhất là năng lượng dễ lên men. Tuy nhiên, mức thức ăn tinh trong khẩu

phần lại phụ thuộc rất nhiều vào tổng khối lượng thức ăn cần cho ăn, hay nhu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cầu dinh dưỡng của con vật. Nhu cầu dinh dưỡng càng cao càng thì càng phải

đưa nhiều thức ăn tinh vào khẩu phần và khi đó có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan đến hạ pH dạ cỏ. Đây là vấn đề lớn nhất đối với bò sữa cao sản cần tiêu thụ một khối lượng lớn thức ăn tinh. Không thể nói chính xác tỷ lệ thức ăn tinh nên chiếm bao nhiêu phần trăm trong khẩu phần vì chúng phụ thuộc vào các yếu tố

khác như mức nhu cầu dinh dưỡng và cách thức phân phối thức ăn cho bò trong

ngày. Nếu gia súc chỉ ăn khẩu phần duy trì thì sự phân giải xơ sẽ không bị ảnh hưởng nếu trong khẩu phần ăn chứa 50% thức ăn tinh. Nếu mức nuôi dưỡng cao hơn, phải cho ăn nhiều thức ăn tinh, làm cho dạ cỏ có pH thấp hơn 6,2, tiêu hoá xơ sẽ ở dưới mức tối ưu. Tỷ lệ tiêu hoá và lượng thức ăn ăn vào giảm nhiều hay ít thuộc vào độ dài thời trong ngày có pH dạ cỏ thấp hơn 6,2.

28

pH

Hình 2.4. Sự liên quan giữa pH và hoạt lực của các VSV dạ cỏ

- Chế biến thức ăn

Người ta có thể điều chỉnh độ lên men của hạt ngũ cốc trong dạ cỏ bằng

cách chế biến (nghiền) vì mức độ nhiền có ảnh hưởng lớn tới pH dạ cỏ. Chế biến một cách thích hợp sẽ làm cho tỷ lệ tiêu hoá đạt mức tối đa. Chế biến quá kỹ (nghiền quá mịn) sẽ gây thêm trở ngại cho tiêu hoá. Cho ăn hạt ngũ cốc nguyên hạt hay chỉ nghiền dập sẽ tăng thời gian ăn và nhai lại, vì thế tăng

lượng nước bọt tiết ra. Kết quả là pH dạ cỏ cao hơn và ít ảnh hưởng tới tiêu

hoá xơ trong dạ cỏ hơn so với khi nghiền quá mịn. - Bổ sung chất đệm

Tính kiềm của nước bọt chủ yếu là do NaHCO3 có trong đó, vì vậy bổ sung thêm NaHCO3 vào khẩu phần cũng có thể giúp đưa tiêu hoá thức ăn thô về trạng thái bình thường. Cũng vì vậy, đối với gia súc vắt sữa cao sản ăn nhiều thức ăn tinh việc bổ sung NaHCO3 cũng giúp hạn chế hạ pH dạ cỏ và

đưa hàm lượng mỡ sữa về trạng thái bình thường bởi vì chúng thúc đẩy quá

trình tiêu hoá xơ và sản xuất axit axetic có lợi cho quá trình tổng hợp mỡ sữa. Trong một số khẩu phần có nhiều thức ăn tinh, cho ăn NaHCO3 sẽ giúp giảm được vấn đề tăng axit dạ cỏ (rumen acidosis). Tuy nhiên, cho quá nhiều NaHCO3 vào khẩu phần sẽ làm giảm tính ngon miệng.

VSV phân giải xơ

VSV phân giải tinh bôt

29 - Chế độ ăn

Nếu cần cho bò ăn một lượng lớn thức ăn tinh hỗn hợp, chúng ta có thể

khắc phục hiện tượng hạ pH dạ cỏ quá thấp bằng cách cho gia súc ăn các thức

ăn này làm nhiều bữa (cho ăn nhiều lần rải đều trong ngày). Khi cho gia súc

ăn nhiều thức ăn tinh hỗn hợp một ngày hai lần trong ngày, độ axit cao nhất

(hoặc pH thấp nhất) vào 2-3 giờ sau khi ăn và ức chế vi sinh vật phân giải xơ - Thay đổi khẩu phần ăn

Nhiều rủi ro gặp phải trong quản lý nuôi dưỡng gia súc nhai lại không đúng cách xuất hiện khi thay đổi khẩu phần ăn. Thay đổi khẩu phần cho gia súc dạ dày đơn như lợn và con người tương đối an toàn, nhưng thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của gia súc nhai lại là cực kỳ nguy hiểm vì nó làm thay đổi các vi sinh vật lên men trong dạ cỏ. Thay đổi nguy hiểm nhất là chuyển từ một khẩu phần thức ăn thô sang một khẩu phần nhiều thức ăn tinh. Theo Orskov (1994)[39] lúc này axit lactic tích luỹ lại vì vi khuẩn thường sử dụng axit này không có mặt trong dạ cỏ và đó là một nguyên nhân gây hội chứng nhiễm axit dạ cỏ (rumen acidosis).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 25 - 29)