L ỜI CẢM ƠN
3.3.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
* Hiệu quả kinh tế theo mô hình cốđịnh
Phân tích hiệu quả kinh tế của một quy mô chăn nuôi nhất định (5 bò vắt sữa). Sử dụng phương pháp phân tích riêng phần (partial budget analysis) để đánh giá hiệu quả kinh tế. Nghĩa là chỉ đưa vào phân tích những phần có sự khác biệt về thu chi giữa hai phương pháp cho ăn TMR và truyền thống. Những phần được xem là giống nhau giữa hai phương pháp cho ăn sẽ không đưa vào phân tích. Hiệu quả kinh tế của phương pháp cho ăn TMR so với phương pháp cho ăn truyền thống sẽđược phân tích theo công thức:
Hiệu quả kinh tế = (Tăng thu + Giảm chi) – (Tăng chi + Giảm thu)
Trong đó:
* Thu nhập: chỉ đưa vào phân tích phần thu nhập từ bán sữa. Các khoản thu nhập từ bê hoặc từ các sản phẩm phụ khác trong quá trình chăn nuôi bò sữa được xem là như nhau giữa hai phương pháp.
* Chi phí: gồm có chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi.
- Chi phí cố định: chỉ phân tích phần chi phí cố định phát sinh khi áp dụng
phương pháp cho ăn TMR vào chăn nuôi bò sữa là: máy thái thức ăn thô khô
và máy trộn thức ăn. Các chi phí cốđịnh khác như: khấu hao chuồng trại, gia súc, các trang thiết bị khác, được xem là như nhau giữa hai phương pháp. - Chi phí biến đổi: là phần chi phí thay đổi theo quy mô chăn nuôi. Những chi phí biến đổi có sự khác nhau giữa hai phương pháp cho ănđược đưa vào phân tích gồm có: chi phí thức ăn và chi phí năng lượng. Các chi phí biến đổi này được tính trên đơn vịđầu bò.
44
* Hiệu quả kinh tế theo mô hình mô phỏng
Dựa vào các số liệu kinh tế và kỹ thuật của thí nghiệm để xác định giá thành sản phẩm chăn nuôi của hai phương pháp cho ăn khi quy mô chăn nuôi thay đổi. Trong khi tính giá thành sản phẩm chăn nuôi, mặc định các yếu tố khác trên đơn vị đầu bò là không đổi, chỉ thay đổi quy mô chăn nuôi. Đồng thời trong thí nghiệm này, chỉ đưa vào phân tích sản phẩm chăn nuôi là sữa. Các sản phẩm chăn nuôi khác không đưa vào mô hình phân tích.
Giá thành sản phẩm chăn nuôi (Y) khi quy mô chăn nuôi (x) thay đổi của hai phương pháp cho ăn được tính theo công thức: Y = f(x), cụ thể là:
Y1(TMR) = A + b + c + (d+e1)x = (A+b+c)x-1 + d+e1 n1x n1 n1 Y2(TT) = A + (d+e2)x = Ax-1 + d+e2 n2x n2 n2 Trong đó:
Y1, Y2: lần lượt là giá thành sản phẩm chăn nuôi của hai phương pháp
cho ăn TMR và Truyền thống.
A: Phần chi phí giống nhau giữa hai phương pháp cho ăn.
b: Chi khấu hao máy móc tăng thêm (máy thái thức ăn thô khô, máy trộn). c: Chi lãi ngân hàng tăng thêm (khi đầu tư thêm máy móc)
d: Chi phí thức ăn
e1, e2: lần lượt là chi phí năng lượng của hai phương pháp cho ăn TMR và truyền thống.
n1, n2: lần lượt là năng suất sữa bình quân của bò ở hai phương pháp cho ăn TMR và truyền thống.
45
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, các giá trị: A, b, c, d, e1, e2, n1, n2 sẽđược xác định thông qua ghi chép và tính toán số học thông thường. Khi đó giải phương trình Y1 = Y2 hoặc vẽ đồ thị của hai hàm Y = f(x) sẽ xác định được giá trị x (quy mô chăn nuôi) mà tại đó hiệu quả kinh tế của hai phương pháp cho ăn là như nhau.