MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TMR TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 34 - 38)

L ỜI CẢM ƠN

2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TMR TRÊN THẾ GIỚI

Thức ăn dạng khẩu phần hoàn chỉnh (TMR) là loại thức ăn được phối trộn từ thức ăn thô, thức ăn hoặc phụ phẩm bổ sung protein (ví dụ hạt bông), thức ăn giàu năng lượng, khoáng và vitamin với tỷ lệ các nguyên liệu trong thức ăn được xác định sao cho sản phẩm cuối cùng là một khẩu phần cân đối vềdinh dưỡng cho nhóm gia súc sử dụng. Sản xuất và sử dụng thức ăn TMR cho bò sữa là một kỹ thuật đã được phát triển từ lâu và hiện đang được người chăn nuôi bò sữa trên toàn thế giới quan tâm sử dụng, nhất là người chăn nuôi ở khu vực Bắc Mỹ (Snowdon, 1991)[45].

Theo Snowdon (1991), Neitz và Dugmore (2007), Lammer và cộng sự (2007), phương thức sử dụng TMR trong chăn nuôi bò sữa cao sản có rất nhiều ưu điểm so với phương thức cho ăn riêng các loại thức ăn.[45],[36],[27].

35

Thứ nhất: sử dụng thức ăn TMR làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gia súc. So với phương thức cho ăn các loại thức ăn riêng thì cho ăn thức ăn TMR làm tăng năng suất sữa cao hơn 5-8% và tăng sử dụng thức ăn 4%. Mặt khác vì các nguyên liệu trong TMR đã được trộn đều nên gia súc ăn được ăn khẩu phần cân bằng về dinh dưỡng trong mỗi miếng thức ăn nên môi trường dạ cỏ được duy trì ổn định và thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật, từđó tăng cường khảnăng tổng hợp protein của vi sinh vật dạ cỏ. Hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn còn do thức ăn TMR hạn chế các vấn đề về tiêu hóa và trao đổi chất của gia súc.

Thứ hai: TMR cho phép việc lập khẩu phần và cho ăn được chính xác, sát với nhu cầu của gia súc hơn vì tất cả các loại thức ăn đều được cân trước khi phối trộn và hỗn hợp sau khi trộn đều không cho phép gia súc lựa chọn loại thức ăn. Tuy nhiên việc phối trộn và cho ăn phải được thực hiện một cách chặt chẽvà đúng cách.

Thứ 3: Gia súc có thể được nhốt theo nhóm nhỏ và hạn chế sự di chuyển của chúng.

Thứ 4: TMR thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa.

Thứ 5: Các loại thức ăn có bán trên thị trường đều có thểđược sử dụng một cách hiệu quả trong thức ăn TMR.

Thứ 6: Cho phép linh hoạt hơn trong việc xây dựng khẩu phần vì có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Thứ 7: Việc trộn tất cả các loại nguyên liệu vào TMR cho phép các thức ăn có hương vị kém hấp dẫn hoặc độ ngon miệng kém vẫn được gia súc sử dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì phương thức chăn nuôi bò sữa bằng thức ăn TMR cũng có những nhược điểm nhất định chẳng hạn như đòi

36

hỏi phải đầu tư trang thiết bị phối trộn, cân, sửa chuồng trại, kỹ năng lập khẩu phần và phối trộn, kỹnăng quản lý đàn nhất là vấn đề chia nhóm gia súc và có thể có hiệu quả kinh tế thấp đối với các trang trại chăn nuôi có sử dụng đồng cỏ trong thời gian dài trong năm vì khi đó thời gian áp dụng phương thức chăn nuôi bằng TMR ngắn sẽ làm chi phí khấu hao lớn.

Trang thiết bị cần thiết cho việc sản xuất thức ăn dạng TMR cũng đã được nghiên cứu và cải tiến không ngừng. Máy trộn là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống này và tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà nhà chế tạo máy có thể sản xuất các sản phẩm với các thông số kỹ thuật phù hợp. Thông thường có 3 loại máy trộn là máy dạng trục đứng, máy trục ngang, dạng thùng quay và dạng nhào trộn (Amaral-Phillips và cộng sự, 2002)[12]. Với mỗi loại máy trộn, thời gian và kích thước các nguyên liệu thức ăn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của thức ăn TMR. Satoh và cộng sự (2004)[42] cho biết thức ăn TMR có thành phần nguyên liệu thô là cây ngô ủ chua được gia súc sử dụng một cách không chọn lọc trong khi TMR từ cỏ Timothy ủ chua cắt ở các kích thước khác nhau (2 và 10 cm) dẫn đến sự chọn lọc thức ăn của gia súc. Cũng theo các tác giả này khi TMR được trộn trong thời gian ngắn (15 phút) khi cho ăn gia súc sẽ chọn lọc và tổng lượng VFA dịch dạ cỏ thấp hơn nhưng tổng ăn vào và sản lượng sữa không đổi. Hàm lượng nước trong TMR cũng ảnh hưởng đến chất lượng khi chứa 45% nước thì các nguyên liệu trong thức ăn không bị tách riêng còn khi ẩm độ lên đến 60% thì các thành phần có thể bị tách chảy riêng biệt. Neitz và Dugmore (2007)[36] cho rằng

thức ăn TMR chất lượng tốt nên có hàm lượng nước dao động trong khoảng

35-44% và hàm lượng NDF tối thiểu đạt 27% trong đó ít nhất 75% NDF là từ

thức ăn thô.

Kích thước của thức ăn TMR cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn. Nếu thức ăn có kích thước quá nhỏ sẽảnh hưởng đến

37

khảnăng nhai lại của gia súc và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh về tiêu hóa cho bò sữa. Theo Townsend (2000)[48] thì thức ăn TMR nên có ít nhất 10% chất khô có kích thước lớn hơn 1,9 cm và ít nhất 40-60% DM có kích thước lớn hơn 0,8cm để đảm bảo thức ăn không gây bệnh acid dạ cỏ cho gia súc. Còn theo khuyến cáo của Pen State và trường đại học Illinois (trích dẫn bởi Amaral-Phillips và cộng sự, 2002)[13] thì để đảm bảo sức khỏe cho bò sữa thức ăn TMR nên có thành phần chất khô với kích thước như sau: tối thiểu 5-15% DM có kích thước >1,9cm; 50-60% DM có kích thước > 0,8 cm và tối đa 50% có kích thước <0,8cm.

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng

thức ăn TMR cho bò sữa là khả năng chia nhóm và quản lí nhóm gia súc. Bò

sữa khi nuôi bằng thức ăn TMR có thểđược phân nhóm dựa trên giai đoạn tiết sữa (mới đẻhay giai đoạn tiết sữa đỉnh điểm, hay giai đoạn tiết sữa ổn định), theo tuổi (nhóm cái tơ đẻ lứa đầu hay đẻ lứa hai), theo sản lượng sữa và thể trạng (cao sản hay thấp sản) theo tình trạng sinh sản (chửa hay không chửa) vv.... (Amaral-Phillips và cộng sự, 2002)[13]. Theo Neitz và Dugmore (2007)[36] do nhu cầu và khả năng hấp thu dinh dưỡng của bò sữa ở các giai đoạn sinh sản và tiết sữa khác nhau là khác nhau nên thức ăn TMR cần phải được phối trộn cho các nhóm khác nhau. Cụ thể sẽ chia thành 3 nhóm chính: Nhóm bò sữa gồm bò sữa cao sản (có sản lượng sữa/ngày cao hơn bình quân toàn đàn), bò sữa có năng suất sữa trung bình và bò thấp sản; nhóm bò cạn sữa và nhóm bò tơ. Đối với bò cạn sữa nên chia thành 2 nhóm là bò mới cạn sữa (từ khi cạn sữa đến trước đẻ 2 tuần) và bò gần đẻ(trước khi đẻ 2 tuần đến sau khi đẻ 2 ngày). Thức ăn TMR cho nhóm bò mới sinh nên có hàm lượng CP 19% và ME 11-11,4MJ/kg DM; nhóm ở thời kỳđỉnh tiết sữa nên có hàm lượng CP 18- 19% và ME 11,4-11,7MJ/kg DM; nhóm tiết sữa ổn định nên có hàm lượng CP 16% và ME 10,7-11,1 MJ/kg DM; và nhóm tiết sữa cuối có hàm lượng CP 14% và ME 10,1-10,7 MJ/kg DM. Đối với thức ăn cho bò mới cạn sữa và bò

38

chuẩn bị đẻ, hàm lượng CP và ME nên lần lượt là 13 và 15% và 8,5 và 9,2 MJ/kg DM. Ngoài ra các yếu tố như độ chính xác của thiết bị cân khối lượng và ẩm độ của nguyên liệu thức ăn cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng thức ăn TMR cho bò sữa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác DỤNG của VIỆC sử DỤNG KHẨU PHẦN TRỘN HOÀN CHỈNH (TMR) TRONG CHĂN NUÔI bò sữa (Trang 34 - 38)