Các kết quả về chọn tạo ngô nếp

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 31 - 33)

2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học

2.4. Các kết quả về chọn tạo ngô nếp

Ngô nếp (Zeamays L.subsp. Ceratina Kulesh), là một trong những loài phụ chính của loài Zeamays L. Tinh bột của ngô nếp chứa gần nh− 100% amylopectin trong khi ngô th−ờng chỉ chứa 75% amylopectin và 25% amylosa. Đặc tính của ngô nếp đ−ợc qui định bởi đơn gen lặn, đó là gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác để tạo tinh bột dạng nhỏ (Peter Thompson, 2005) [53]. Theo Fergason, Garwood, Creech và Hallauer [43], [44], [49], thì gen wx nằm ở locus 5S-56 có biểu hiện của gen opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lysin, triptophan và protein. Một số thực nghiệm ở Mỹ đ2 chỉ ra rằng, bò đực non lớn nhanh hơn khi đ−ợc nuôi bằng ngô nếp [60]. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trên là do trong ngô nếp có hàm l−ợng các axit amin

không thay thế nh− lysin và triptophan cao (Grawood, 1972 ; James L. Brewbaker, 1998) [44], [51].

Ngô nếp đ−ợc dùng vào các mục đích khác nhau nh− ăn t−ơi, đóng hộp, chế biến tinh bột v.v... ở Mỹ và các n−ớc đang phát triển, phần lớn sản l−ợng ngô nếp đ−ợc sử dụng để chế biến tinh bột. Ng−ời ta chế biến tinh bột bằng cách xay −ớt để dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, sữa ngô, keo dán, chất hồ dính, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, chế siro v.v... Phạm vi sử dụng tinh bột ngô nếp ngày một phát triển nhờ những tính chất đặc biệt của nó (James L. Brewbaker, 1998) [51].

Cây ngô nếp đem lại hiệu quả cao cho sản suất vừa có thể làm l−ơng thực, làm ngô quà do vậy tại nhiều vùng sản xuất ngô nếp đ−ợc −u tiên phát triển với ngô ngọt, ngô rau. Thực tế cho thấy các loại ngô nếp, ngô thực phẩm là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể trồng gối vụ, rải vụ và không chịu áp lực bởi thời vụ, hiệu quả cao và nhu cầu tiêu dùng x2 hội còn nhiều. Diện tích trồng ngô nếp không ngừng tăng nhanh trong thời gian qua đặc biệt là ở vùng đồng bằng ven đô thị. Nguyên nhân chính là do các giống ngô nếp đáp ứng đ−ợc nhu cầu luân canh tăng vụ trong cơ cấu nông nghiệp hiện nay, nh−ng quan trọng hơn là do nhu cầu của x2 hội ngày một tăng đối với sản phẩm này. Hiện nay, ngô nếp đ−ợc trồng tại tất cả các vùng trồng ngô Việt Nam và đ−ợc phân làm hai nhóm :

+ Nhóm ngô nếp địa ph−ơng : Đây là những giống ngô đ−ợc các hộ nông dân trồng từ rất lâu, nhiều giống trở thành sản phẩm đặc biệt của địa ph−ơng nh− giống ngô nếp Cồn Hến (Huế), ngô tím của ng−ời Thái (Sơn La)… nhóm giống này đ−ợc các hộ nông dân tự để giống, chất l−ợng cao, thơm ngon nh−ng th−ờng bị lẫn tạp, có xu h−ớng mất dần khi các giống ngô mới có năng suất cao đ−ợc đ−a vào trồng thay thế.

+ Nhóm ngô nếp mới : Là những giống đ−ợc chọn tạo phục tráng hiện đ−ợc các công ty giống sản xuất và cung cấp, đây là những giống ngắn ngày,

thời gian sinh tr−ởng từ 70 - 80 ngày, bao gồm : VN2 (Viện nghiên cứu ngô), MX2, MX4 (Cty CP giống cây trồng miền Nam) và nếp Nự (N1 - Viện KHNN miền Nam - Cty L−ơng Nông) các giống này cho năng suất khá cao, có thể đạt từ 30 - 45 tạ/ha, thu bắp t−ơi từ 7 - 8 tấn/ha ; khả năng chống chịu khá (hạn, chua phèn, đổ), ít nhiễm sâu bệnh. Nhu cầu về giống ngô nếp lai còn rất lớn, rất cần có bộ giống ngô nếp mới để đáp ứng đòi hỏi của các hộ nông dân trồng ngô.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)