Đặc điểm sinh tr−ởng của các dòng ngô trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 45 - 48)

4. Kết quả nghiên cứu

4.1.1.Đặc điểm sinh tr−ởng của các dòng ngô trong thí nghiệm

Trong toàn bộ đời sống của cây ngô từ khi gieo - thu hoạch phải trải qua các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau. Thời gian sinh tr−ởng (TGST) của cây ngô đ−ợc chia làm 2 thời kỳ chính: thời kỳ sinh tr−ởng dinh d−ỡng và thời kỳ sinh tr−ởng sinh thực. Trong mỗi thời kỳ lại chia thành các giai đoạn khác nhau và khoảng thời gian sinh tr−ởng của các dòng ngô tham gia thí nghiệm lại khác nhau. TGST không cố định mà biến động theo từng dòng giống, điều kiện mùa vụ, thời tiết và khả năng chăm sóc. Việc theo dõi sự chênh lệch về thời gian các giai đoạn giữa các dòng ngô thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất. Quá trình theo dõi đó sẽ đánh giá đ−ợc thời gian trỗ cờ, trung phấn, phun râu và đánh giá đ−ợc thời gian chín của các dòng. Trên cơ sở đó giúp chúng ta bố trí đ−ợc mùa vụ hợp lý nhằm thu đ−ợc hiệu quả cao trong sản xuất.

Quá trình theo dõi TGST của các dòng tham giá thí nghiệm đ2 giúp chúng tôi đánh giá đ−ợc những dòng chín sớm, chín trung bình hay chín muộn, từ đó để tìm ra những giống ngô có TGST thích hợp cho từng mùa vụ và từng điều kiện sinh thái khác nhau. Nhìn chung thời tiết vụ Thu đông rất thuận lợi tạo điều kiện cho quá trình nảy mầm của các dòng nhanh và t−ơng đối đồng đều.

Bảng 4.1. Thời gian sinh tr−ởng các giai đoạn của các dòng ngô thí nghiệm (vụ Thu Đông năm 2006 tại Gia Lâm – Hà Nội)

Công

thức Tỷ lệ mọc mầm (%) (ngày) G - M (ngày) G - T G - TP (ngày) G - PR (ngày) T TP - PR (ngày) (ngày) TGST

N1 84,0 4 51 55 54 1 93 N2 91,0 4 50 55 56 1 93 N3 88,0 3 50 55 56 1 95 N4 85,7 3 51 56 57 1 98 N5 85,7 3 50 56 56 0 97 N6 92,9 3 48 54 54 0 92 N7 90,8 3 50 54 55 1 96 N8 90,0 3 50 54 56 2 98 N9 77,1 4 50 56 56 0 97 N10 83,3 4 49 54 55 1 98 N11 90,7 3 48 53 51 2 93 N12 90,8 3 48 52 51 1 93 N13 86,0 3 49 54 52 2 93 N14 83,7 3 51 56 56 0 98 N15 86,0 3 53 57 57 0 97 N16 81,3 4 53 59 60 1 98 N17 90,0 3 51 57 56 1 98 N18 88,0 3 53 59 60 1 98 N19 85,7 3 50 54 56 2 100 N20 83,7 3 61 67 68 1 100 N21 88,0 3 50 57 57 0 95 N22 77,1 3 50 58 58 0 96 N23 74,0 4 60 65 70 5 100 N24 82,0 3 58 60 60 0 97 N25 83,7 3 50 59 60 1 97 N26 90,0 4 50 57 58 1 95

Ghi chú: Ngày gieo 24/7/2006

G - M: Gieo đến mọc G - T: Gieo đến trỗ cờ G - TP: Gieo đến tung phấn G - PR: Gieo đến phun râu TP - PR: Tung phấn đến phun râu TGST: Thời gian sinh tr−ởng

Giai đoạn từ tung phấn đến phun râu đ−ợc diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn nh−ng tác động rất lớn đến năng suất. Dòng ngô nào có thời gian chênh lệch tung phấn đến phun râu càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng nhanh và tập trung. Điều đó rất quan trọng để hình thành các yếu tố cấu

thành năng suất nh− số hạt/bắp, số hạt/hàng, khối l−ợng hạt, tỷ lệ bắp hữu hiệu. Vì vậy trong giai đoạn này cần phải có điều kiện nhiệt độ ánh sáng thích hợp, đủ n−ớc, đủ chất dinh d−ỡng… để lai tạo giữa các dòng ngô diễn ra đ−ợc thuận lợi. Giai đoạn từ gieo đến khi trổ cờ tung phấn quyết định đến số hoa đực, hoa cái cũng nh− khả năng thụ phấn thụ tinh của ngô. Đây là giai đoạn cây phát triển về thân lá, bộ rễ phát triển nhanh ăn sâu. Đây là thời kỳ quyết định l−ợng chất dinh d−ỡng trong thân lá và năng suất ngô sau này. Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Tỷ lệ mọc mầm của các dòng ngô thí nghiệm biến động từ 74,0 - 92,9%. Trong đó, dòng có tỷ lệ mọc mầm lớn nhất là dòng N6 (92,9%), dòng có tỷ lệ mọc mầm nhỏ nhất là dòng N23 (74,0%).

Thời gian từ khi gieo đến lúc trỗ cờ của các dòng ngô biến động trong khoảng từ 48 - 61 ngày, dài nhất là dòng N20 (61 ngày) và ngắn nhất là các dòng N6, N11, N12 (48 ngày).

Thời gian từ gieo đến tung phấn của các dòng ngô biến động trong khoảng từ 52 - 67 (ngày). Trong đó, dòng có thời gian từ gieo đến tung phấn ngắn nhất là N12 (52 ngày), dài nhất là N20 (67 ngày).

Thời gian từ gieo đến phun râu của các dòng ngô biến động trong khoảng từ 51 - 70 (ngày). Trong đó, các dòng có thời gian từ gieo đến phun râu ngắn nhất là N11, N12 (51 ngày), dài nhất là N23 (70 ngày).

Các dòng ngô trong thí nghiệm có khoảng thời gian chênh lệch giữa TP và PR dao động từ 0 - 5 (ngày). Trong đó, các dòng N5, N6, N9, N14, N15, N21, N22, N24 có thời điểm TP, PR trùng khớp. Dòng N23 có sự chênh lệch về PR từ 1 - 2 (ngày).

Tất cả các dòng ngô tham gia thì nghiệm đều thuộc nhóm chín sớm. Tổng TGST của các dòng ngô biến động trong khoảng từ 92 - 100 (ngày). Các dòng có TGST dài nhất là N19, N20, N23 (100 ngày), dòng có TGST ngắn nhất là N6 (92 ngày).

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 45 - 48)