Các đặc tr−ng về hình thái bắp

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 71 - 73)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.4.Các đặc tr−ng về hình thái bắp

Bắp ngô là bộ phận thu hoạch quan trọng nhất đối với con ng−ời, nó là kết quả đánh giá cuối cùng của mỗi giống sau mỗi vụ gieo trồng. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành đánh giá các đặc tr−ng hình thái bắp thông qua một số chỉ tiêu nh−: Chiều dài bắp, đ−ờng kính bắp, mức độ hở lá bi, trạng thái bắp màu sắc hạt và hình dạng hạt

4.2.4.1. Trạng thái bắp

Trạng thái bắp đ−ợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu nh−: Độ che phủ lá bi, trạng thái bắp, mức độ sâu bệnh hại bắp, dạng bắp, kích th−ớc bắp, độ đồng đều của bắp…

Qua bảng số liệu cho thấy, các tổ hợp lai có trạng thái bắp đ−ợc đánh giá ở mức độ cho điểm từ 1 đến 3. Giống đối chứng và tổ hợp lai N11 x N2, đạt điểm 1, các tổ hợp lai N2 x N7, N6 x N12, N12 x N2 có trạng thái bắp đạt điểm 3, các tổ hợp lai khác đạt điểm 2. Nhìn chung, các tổ hợp lai tham gia thí

nghiệm có trạng thái bắp ở mức trung bình đến đẹp. 4.2.4.2. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp là đặc điểm đặc tr−ng cho từng giống, nó là 1 trong những yếu tố quyết định đến năng suất của từng tổ hợp lai, nó đ−ợc quy định bởi vật chất di truyền bên trong. Chiều dài bắp của các tổ hợp lai biến động từ 14,0 cm đến 17,6 cm. Tổ hợp lai N7 x N2 có chiều dài bắp dài nhất (17,6 cm), giống đối chứng MX2 có chiều dài bắp ngắn nhất (14,0 cm). Các tổ hợp lai đều có chiều dài bắp dài hơn giống đối chứng.

Bảng 4.13. Các đặc tr−ng hình thái bắp của các tổ hợp lai (vụ Xuân 2007 tại Xuân Quan – H−ng Yên)

Chỉ tiêu THL Chiều dài bắp (cm) Đ−ờng kính bắp (cm) Độ che phủ lá bi (1- 5) Trạng thái bắp Hình dạng màu sắc hạt N2 x N4 16 4,4 2 2 T – T N2 x N6 15,8 4,4 2 2 T – T N2 x N7 15,5 4,5 2 2 T – T N6 x N2 16,7 4,7 2 3 BRN N6 x N7 16,8 4,6 1 3 T – T N6 x N12 16,0 4,5 3 1 T – T N7 x N2 17,6 4,9 3 2 BRN N11 x N2(Tr) 16,5 4,6 2 3 T - Đ N11 x N2(T) 16,9 4,6 1 1 T – T N11 x N6 15,5 4,5 2 3 BRN N12 x N2 15,9 4,7 2 2 T – T N12 x N4 17,2 4,8 3 2 T – T MX2 (ĐC) 14,0 4,8 1 1 T – T Ghi chú:

- Độ che phủ lá bi: Điểm 1: Lá bi rất kín; điểm 5: Lá bi rất hở - Trạng thái bắp: Điểm 1: Bắp rất đẹp; điểm 5: Bắp rất xấu - T - T: Trắng trong

- BRN: Bán răng ngựa -T - Đ: Trắng đục

4.2.4.3. Đ−ờng kính bắp

Cũng nh− chiều dài bắp, đ−ờng kính bắp đ−ợc quy định bởi vật chất di truyền bên trong. Qua bảng số liệu cho ta thấy, đ−ờng kính bắp của các tổ hợp lai và giống đối chứng biến động trong khoảng 4,4 cm đến 4,9 cm. Tổ hợp lai N2 x N4, N2 x N6 có đ−ờng kính bắp nhỏ nhất (4,4 cm).Tổ hợp lai có đ−ờng kính lớn nhất là N7 x N2 (4,9 cm). Giống đối chứng có đ−ờng kính bắp là (4,8 cm).

4.2.4.4. Độ che phủ lá bi

Lá bi có nhiệm vụ chính là bảo vệ hạt trên bắp. Lá bi phủ kín thì hạt đ−ợc bảo vệ chắc chắn, chống đ−ợc sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh cũng nh− các loài sinh vật ăn hạt. Độ che phủ của lá bi đ−ợc chúng tôi đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 (Điểm 1- Lá bi phủ rất kín, điểm 5- Lá bi phủ rất hở).

Kết quả cho thấy, 2 tổ hợp lai N6 x N7, N11 x N2 có độ che phủ lá bi đạt điểm 1, Tổ hợp lai N6 x N12, N7 x N2, N12 x N4 có độ che phủ lá bi đạt điểm 3, các tổ hợp lai khác đạt điểm 2. Giống đối chứng có độ che phủ lá bi đạt điểm 1.

4.2.4.5. Màu sắc, hình dạng hạt

Màu sắc hạt là yếu tố đ−ợc quy định bởi đặc tính di truyền của từng giống. Màu sắc hạt không ảnh h−ởng đến năng suất nh−ng nó ảnh h−ởng đến thị hiếu của ng−ời tiêu dùng. Đối với ngô nếp, nhìn chung thị hiếu của ng−ời dân là thích hạt ngô có màu trắng trong. Tất cả các tổ hợp ngô nếp lai trong thí nghiệm đều có hạt màu trắng trong hay trắng đục. Giống đối chứng có màu trắng trong.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 71 - 73)