2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học
2.4.1. Kết quả nghiên cứu nguồn gen
+ Thu thập, đánh giá và bảo tồn giống ngô nếp địa ph−ơng tại các tỉnh miền núi Tây Bắc đ2 đ−ợc các nhà nghiên cứu Tr−ờng Đại học Nông Nghiệp I thực hiện từ năm 2000 đến 2005. Kết quả điều tra thu thập các giống ngô ở một số vùng tại khu vực Điện Biên do Vũ Văn Liết và cộng sự đ2 thu nhập đ−ợc 20 giống ngô trong đó có 13 mẫu giống ngô nếp. Năm 2004, Bộ môn Cây l−ơng thực khoa Nông học đ2 thu thập đ−ợc 10 mẫu ngô nếp tại Sơn La và 20 mẫu ngô nếp tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Kết quả của hai đợt khảo sát cho thấy nguồn gen (giống) cây ngô tại các vùng miền núi huyện Điện Biên nói riêng, vùng miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam còn nhiều, đa dạng và phong phú. Vì vậy chúng ta cần thiết phải tiến hành thu thập, bảo tồn, phân loại, đánh giá chúng để phục vụ cho công tác chọn tạo giống mới, đặc biệt là chọn tạo các giống ngô nếp lai cho các vùng trồng ngô hàng hoá, vùng đồng bằng và các giống ngô canh tác nhờ n−ớc trời tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam.
+ Duy trì bảo tồn những giống ngô nếp địa ph−ơng chất l−ợng cao đ−ợc nhiều cơ quan nghiên cứu trong n−ớc và các nhà khoa học quan tâm. PGS.TS Trần Văn Minh, 2006, đ2 cùng các cộng sự tiến hành phục tráng và bảo tồn thành công giống ngô nếp Cồn Hến của Thừa Thiên Huế. Sau 5 năm nghiên cứu, nhóm tác giả đ2 phục tráng thành công giống ngô nếp Cồn Hến, giữ đ−ợc đặc điểm bản chất quý hiếm của giống và bảo vệ giống ngô nếp quý hiếm
trồng tại miền Trung Việt Nam.