Giai đoạn sinh tr−ởng phát triển của các tổ hợp lai

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 63 - 65)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.1.Giai đoạn sinh tr−ởng phát triển của các tổ hợp lai

Giai đoạn sinh tr−ởng phát triển của các tổ hợp lai đ−ợc tổng hợp ở bảng 4.9. Giai đoạn này thay đổi tuỳ theo từng tổ hợp lai, mùa vụ, các biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh. Việc theo dõi thời gian sinh tr−ởng phát triển đánh giá tổ hợp lai thuộc nhóm chín sớm hay chín muộn nhằm mục đích ổn định cơ cấu mùa vụ. Ngoài ra khi nghiên cứu các giai đoạn sinh tr−ởng phát triển giúp chúng ta có biện pháp kỹ thuật hợp lý tác động vào để tăng năng suất .

Qua bảng số liệu 4.9 chúng ta thấy:

Thời gian mọc của các tổ hợp lai t−ơng đối ngắn (4- 6 ngày). Tổ hợp lai N2 x N6, N2 x N7, N6 x N2 có thời gian mọc sau gieo dài nhất (6 ngày). Giống đối chứng có thời gian sau mọc nhanh nhất (4 ngày). Các tổ hợp lai khác có thời gian mọc sau gieo là 5 ngày.

Thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ của các tổ hợp lai biến động từ 50 đến 57 ngày, dài nhất là 3 tổ hợp lai: N11 x N2, N12 x N2, N12 x N4 (57 ngày). ở

giai đoạn này giống đối chứng có thời gian sinh tr−ởng ngắn nhất so với các tổ hợp lai (50 ngày).

Thời gian trỗ cờ đến tung phấn của các tổ hợp lai biến động từ 1 đến 2 ngày, các tổ hợp N2 x N7, N7 x N2, N11 x N6, N12 x N2, MX2 có thời gian từ trỗ cờ đến tung phấn là 1 ngày, các giống còn lại là 2 ngày. Nhìn chung, các tổ hợp lai có sự chênh lệch thời gian giữa tung phấn phun râu là phù hợp.

Bảng 4.9. Thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp lai (vụ Xuân 2007 tại Xuân Quan – H−ng Yên) Chỉ tiêu THL G-M (ngày) G- TC (ngày) TC-TP (ngày) TC-PR (ngày) TP-PR (ngày) PR-KTCS (ngày) TGST (ngày) N2 x N4 5 56 2 2 0 16 85 N2 x N6 6 56 2 3 1 16 87 N2 x N7 6 55 1 2 1 19 86 N6 x N2 6 55 2 2 1 16 85 N6 x N7 5 56 2 2 1 17 87 N6 x N12 5 56 2 3 2 17 88 N7 x N2 6 55 1 2 1 18 86 N11 x N2(Tr) 5 57 2 2 0 17 87 N11 x N2(T) 5 56 2 2 1 18 87 N11 x N6 6 55 1 2 2 19 88 N12 x N2 6 57 1 2 1 16 86 N12 x N4 5 57 2 3 2 16 88 MX2 (ĐC) 4 50 1 2 1 13 72

Ghi chú: G- M: Gieo đến mọc; G- TC: Gieo đến trỗ cờ; TC- TP: Trỗ cờ đến tung phấn; TC- PR: Trỗ cờ đến phun râu; TP- PR: Tung phấn đến phun râu; PR- KTCS: Phun râu đến kết thúc chín sữa; TGST: Thời gian sinh tr−ởng

Thời gian chênh lệch tung phấn và phun râu có ảnh h−ởng đến khả năng kết hạt, từ đó ảnh h−ởng đến năng suất sau này. Thời gian chênh lệch này càng nhỏ thì có nhiều hạt phấn tham gia vào quá trình thụ phấn, thụ tinh dẫn

đến khả năng kết hạt cao. Qua bảng số liệu cho thấy, hầu hết các tổ hợp lai có thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu nằm trong giới hạn cho phép và chênh nhau không quá 1 ngày.

Từ giai đoạn phun râu đến sau chín sữa gặp điều kiện thuận lợi nên hạt ngô tổng hợp chất khô nhanh. Thời gian từ phun râu đến sau chín sữa khoảng 13 đến 19 ngày. Các tổ hợp có thời gian từ phun râu đến kết thúc chín sữa dài nhất là N2 x N7 (19 ngày). Giống đối chứng có thời gian từ phun râu đến chín sữa ngắn nhất (13 ngày). Các tổ hợp còn lại đều biến động từ 16 đến 18 ngày.

Thời gian sinh tr−ởng của các tổ hợp lai biến động từ 73 đến 88 ngày. Các tổ hợp lai có thời gian sinh tr−ởng dài nhất là: N6 x N12, N11 x N6, N12 x N4 (88 ngày). Giống MX2 có tổng thơì gian từ gieo đến thu hoạch là 73 ngày. Các tổ hợp còn lại có thời gian từ gieo đến thu hoạch 85 – 87 ngày. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tất cả các tổ hợp lai đều có thời gian sinh tr−ởng dài hơn giống đối chứng.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số dòng ngô nếp tự phối và tổ hợp lai f1 tại xuân quan hưng yên (Trang 63 - 65)