I. MỞ ðẦU
2.1.3. Một số lý luận cơ bản về ngành chè
2.1.3.1. Quá trình phát triển của cây chè
Xuất xứ từ cây chè rừng, lúc ñầu chè ñược trồng chủ yếu trong các vườn ở các gia ñình làm cảnh, làm ñồ uống giải nhiệt (chè tươi)
Vào khoảng trước thế kỷ 17, ở Việt Nam bắt ñầu hình thành 2 vùng
sản xuất chè: sản xuất chè tươi (vùng trung du) và chè nụ ñược chế biến ñơn giản (Vùng Văn Trai - Thanh Hoá; Truồi ở Huế).
ðến thế kỷ 19, một số người Pháp bắt ñầu khảo sát việc sản xuất và
buôn bán chè ở Hà Nội. Năm 1890, Pau Chafanjon cho xây dựng ñồn ñiền
chè ñầu tiên ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích khoảng 60 ha. Với diện
tích cả nước thời kỳ này ñạt khoảng 13000ha, sản lượng hàng năm ñạt
khoảng 6000 tấn chè khô, năng suất bình quân 461 Kg/ha/năm [ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong, 2008]
Giai ñoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến
tranh nên diện tích và sản lượng chè liên tục giảm.
Từ sau 1975 ñến nay, nó ñã chính thức trở thành mặt hàng chủ lực trong nhóm cây công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2003, diện tích chè cả nước là 116.200 ha với sản lượng ñạt 94.500 tấn vào năm cao nhất (2002) ñạt kim ngạch xuất khẩu trên 81 triệu USD.
Các vùng chè tập trung ñã ñịnh hình trên những vùng lãnh thổ có ñiều ñiều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp như:
- Miền Bắc: Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái...
- Miền Trung: Anh Sơn, Thanh Chương (Nghệ An), Hà Tĩnh
- Miền Nam: Lâm ðồng, Gia Lai
Cây chè là cây trồng truyền thống gắn với người dân từ lâu ñời, giúp con người về kinh tế và sức khỏe.
Chè là loại thức uống có nhiều giá trị về dinh dưỡng và dược liệu. Nó không chỉ là cây xoá ñói giảm nghèo ñối với ñồng bào trung du miền núo mà thực sự ñã giúp nhiều hộ gia ñình làm chè trở nên giàu có.
Chè có tác dụng thiết thực trong việc phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc
chống rửa trôi, sói mòn ở những miền ñất dốc, ñất ñồi. Hơn nữa nó là mặt
hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của cả nước ñem lại nguồn ngoại tệ lớn và có giá trị kinh tế cao.
Phát triển công nghiệp chế biến chè phải luôn gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu một cách ổn ñịnh và bền vững. ðây là vấn ñề ñược ñặt lên hàng ñầu của các nhà máy chế biến chè và cả nghành công nghiệp chế biến. Một mặt, khai thác ñược nội lực ñể công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng mối liên minh kinh tế bền vững, củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Mặt khác, nó góp phần thực hiện chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, tận dụng ñất ñai hình thành các vùng sản xuất tập trung, bố trí lại lao ñộng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm và ổn ñịnh cuộc sống của người dân nông thôn.
Trồng chè - chế biến chè là hai quá trình sản xuất mang tính chất quyết
ñịnh lẫn nhau. Các cơ sở chế biên chè muốn tồn tại ñược phải có nguyên liệu, còn nguyên liệu chè sản xuất ñược phải ñược tiêu thụ.
Quá trình trồng chè là hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp với những ñặc ñiểm riêng, nổi bật là ñặc ñiểm sinh học của ñối tượng sản xuất. Sinh vật có quá trình sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng có của chúng, ñồng thời lại chịu tác ñộng từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Vì vậy, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào ñiều kiện chăm sóc, mức ñộ thâm canh, kỹ thuật canh tác, giống và ñiều kiện tự nhiên…
Chè là cây dài ngày, chỉ một lần trồng cho thu hoạch 30 ñến 40 năm. Chè là cây thân gỗ, phân cành nhiều, sản phẩm là lá và búp chè. Sản phẩm chè ñược thu hái nhiều ñợt trong năm.
Chè thích hợp với vùng ñồi tốt, nhiều mùn, chua, tơi xốp có tầng canh
tác giày. Nhiệt ñộ thích hợp từ 15 ñến 30oC, nhu cầu về nước của cây chè là
1500 ñến 2000mm. Chè cũng là cây ưa sáng ñồng thời cũng có khả năng chịu ñược bóng râm.
Quá trình chế biến chè là quá trình sản xuất mang tính công nghiệp, nó
ñòi hỏi công nghệ cao, sản xuất có tính liên tục. Số lượng và chất lượng sản
phẩm ñầu ra phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, số lượng cũng như chất
lượng nguyên liệu ñầu vào. Nếu nguyên liệu ñược cung cấp kịp thời, ñảm bảo cả số lượng và chất lượng sẽ góp phần phát triển nhanh
2.1.3.3. Sự cần thiết phải liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ chè
Trồng chè là một nghề truyền thống lâu ñời của người nông dân nước ta. Việt Nam ñược coi là một trong hai cái nôi của nền sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới.. Tuy nhiên trong thời gian qua Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, tự cung, tự cấp...Vì vậy
giá trị chè xuất khẩu ñạt thấp. Những năm gần ñây, khi nền kinh tế nước ta
ñang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, ñiểm ñánh dấu quan trọng trong quá trình hội nhập của nước ta là việc chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hội nhập mang lại cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng của nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng không
ít thách thức. ðối mặt với nhiều thách thức như chỉ có khoảng 10% chè Việt
Nam ñược xuất tới những quốc gia có áp ñặt những hạn chế với các loại thực
phẩm, hàng nông sản không ñảm bảo sức khoẻ. Tuy nhiên việc lạm dụng
thuốc trừ sâu trong trồng chè ñã trở thành vấn nạn của ngành công nghiệp chè Việt Nam. Theo bà Salwa Dogheim, chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng chè của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) thống kê tại một nhà XK của Việt Nam từ
ñầu năm 2009 ñến nay, trong 38 mẫu chè ñược kiểm nghiệm, ñã có 27 mẫu không ñạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng…
Chính vì thế, ngành chè Việt Nam ñang hướng tới: Tiếp tục ñầu tư mở
rộng phát triển và chiều sau các vùng trồng chè ñã có nhằm tăng nhanh năng suất và hiệu quả. Hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung mới ở những vùng có khả năng.
Hơn nữa, từ năm 2002 nhà nước có quyết ñịnh về khuyến khích các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp ñồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá ñể phát triển sản xuất ổn ñịnh và bền vững.
Một nhân tố khác thúc ñẩy sự liên kết trong chăn nuôi gà là do ñặc ñiểm của ngành chè cũng gặp khá nhiều rủi ro trong ñó có rủi ro về thị trường gây
ra nhiều thiệt hại nhất. ðể giảm thiểu thiệt hại do những rủi ro ñó gây ra thì
mỗi một hộ trồng chè, một ñịa phương không thể giải quyết ñược mà cần có những nỗ lực liên kết của nhiều bên tham gia, liên kết sé hạn chế rủi ro và nhằm chia sẻ rủi ro giữa các tác nhân.
Xuất phát từ những lý do trên thì việc hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè là hết sức cần thiết. Liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè sẽ ñem lại lợi ích cho các tác nhân, cụ thể:
Với các hộ trồng chè sẽ ñược cung cấp ñầu vào và tiêu thụ ñầu ra ổn ñịnh với giá cả hợp lý, ñược hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và ñược cung cấp thị trường mà không phải trả phí nên có thể yên tâm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hạ. Thông qua liên kết, các hộ trồng chè có ñiều kiện tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật.
Với các tác nhân cung cấp ñầu vào, tiêu thụ ñầu ra có thể chủ ñộng ñược
kế hoạch sản xuất nhờ có thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp ñầu vào ổn
ñịnh. Các doanh nghiệp sẽ giảm ñược khá nhiều chi phí cho những khâu trung gian trong thu mua hoặc phân phối. Thông qua liên kết, các doanh nghiệp thể
hiện ñược vai trò ñầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu và phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng ñược nâng lên trong khu vực liên kết.
ðối với toàn xã hội, liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè sẽ thúc ñẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã thực hiện chức năng dịch vụ ñầu vào và ñầu ra cho xã viên và ñại diện cho xã viên trong các quan hệ kinh tế với các tổ chức,cá nhân bên ngoài.
Liên kết kinh tế giúp củng cố liên minh công nông, ñẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá sản xuất và giúp hình thành nên một cộng ñồng nông dân chuyên nghiệp.
Liên kết kinh tế tạo ñiều kiện ñể phát huy lợi thế của từng tác nhân trong ngành hàng chè ñể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và có số lượng ñáp ứng nhu cầu thị trường.
Thông qua liên kết, ñặc biệt là liên kết dọc giúp hình thnàh chuỗi giá trị ngành hàng mà ở ñó, lợi ích xã hội ñược phân phối hài hoà hơn cho các tác nhân tham gia nhất là những hộ trồng chè vốn không có nhiều lợi thế trong giao dịch.
Như vậy liên kết kinh tế là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của ngành chè; xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi tác nhân tham gia ñể nâng cao khả năng cạnh tranh và ñáp ứng ñược ñòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường trong bối cảnh hội nhập.