Nhóm giải pháp tăng cường nhằm hoàn thiện môi trường quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 87 - 89)

2. Kinh doanh ngoại tệ

3.2.2 Nhóm giải pháp tăng cường nhằm hoàn thiện môi trường quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

dụng tại chi nhánh

Theo kết quả khảo sát về các giải pháp hạn chế rủi ro đã được phân tích ở phần trước, hầu hết các giải pháp được nêu dưới đây đều nhận được sự nhất trí cao từ các cán bộ tín dụng đang làm việc tại chi nhánh. Trong quá trình tác nghiệp, các giải pháp này đã được chi nhánh thực hiện, tuy nhiên để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dung, nghiên cứu xin được nhấn mạnh và bổ sung một số ý kiến dưới đây.

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định

Công tác thẩm định rất quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của chi nhánh nhưng hiện nay bộ phận thẩm định chưa phát huy hết năng lực của mình. Vì thế cần nâng cao năng lực thẩm định bằng một số biện pháp như bồi dưỡng các nghiệp vụ liên quan, đào tạo có tính chuyên nghiệp về công tác thẩm định, khai thác tốt hệ thống thông tin và cập nhật thường xuyên để không bị lạc hậu, có cơ chế động viên khen thưởng phù hợp. Bên cạnh đó, cần xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại và văn hóa công sở tiến bộ, lấy hiệu quả của công việc làm thước đo để đãi ngộ,…

3.2.2.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay

Song song với việc tăng năng lực thẩm định rủi ro, chi nhánh cũng cần tăng cường hơn nữa việc giám sát kiểm tra sử dụng vốn. Thực tế chứng minh đã có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hay cố tình lừa đảo, vì vậy, chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp này, giảm thiểu rủi ro.

3.2.2.3 Tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi và trích lập dự phòng rủi ro

Xử lý các khoản nợ xấu là một trong những vấn đề quan trong trong QTRR tại các ngân hàng thương mại. Đánh giá, phân tích từng khoản nợ nhằm xây dựng phương án xử lý phù hợp cho từng khoản nợ xấu là giải pháp tích cực nhất.

Phân tích nguyên nhân NQH: Khi các khoản vay chuyển sang NQH đều có nguyên nhân. Vì vậy, trước khi xử lý phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến quá hạn để đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Nếu nguyên nhân từ hồ sơ thì cần bổ sung hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý và phần đúng về phía ngân hàng khi kiện tụng xảy ra, căn cứ vào việc phân tích các nguyên nhân để có giải pháp xử lý thích hợp.

Kịp thời bổ sung các khoản dự phòng rủi ro nhằm hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

3.2.2.4 Khai thác triệt để hệ thống thông tin, báo cáo

Trong QTRR, việc khai thác các số liệu từ hệ thống thông tin báo cáo của chi nhánh là điều rất quan trọng. Nhưng trong thực tế, đôi lúc các báo cáo được lập theo định kỳ để gửi đi các ban ngành nhưng các nhà quản trị lại ít quan tâm. Chỉ đến khi có những đợt họp và cần xử lý mới yêu cầu báo cáo, như vậy sẽ không tận dụng và khai thác triệt để các thông tin trong công tác để QTRR kịp thời. Nắm bắt thông tin thường xuyên tình hình hoạt động qua báo cáo thật sự hữu dụng, thu thập thông tin về khách hàng và những hạn chế trong việc khai thác thông tin từ khách hàng nên đòi hỏi cán bộ phụ trách công tác tín dụng cũng cần thu thập thông tin khách hàng từ nhiều kênh để có một nhận định tổng hợp thực trạng của khách hàng.

Các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như CIC của NHNN, của trung tâm thông tin NHNo & PTNT VN, báo chí,… đôi khi chất lượng chưa cao, chưa được sàng lọc nên cần phải phân tích và xử lý thông tin một cách chọn lọc và chính xác nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, thẩm định.Kết quả tra cứu thông tin qua các phương tiện này phải được nêu ra trong báo cáo thẩm định

3.2.2.5 Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận về thông tin khách hàng, về sự đồng thuận với kết quả thẩm định, công tác giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn. Do đó các bộ phận nên vì mục tiêu chung là đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng mà có sự hợp tác với nhau để công việc được trôi chảy và hiệu quả. Để có sự hợp tác tốt, cần quán triệt đến từng cán bộ về chức năng nhiệm vụ đã được phân công, cũng như yêu cầu phối hợp, tích cực giải quyết các vướng mắc trong tác nghiệp.

3.2.2.6 Giải pháp công nghệ

Công nghệ hiện nay của chi nhánh phụ thuộc vào NHNo & PTNT VN, công nghệ hiện đại và tính năng cao nhưng cán bộ tín dụng tại chi nhánh chưa khai thác và sử dụng hết tính năng của nó. Vì vây, cần có những lớp tập huấn về khai thác các tính năng của công nghệ nhằm bổ trợ cho công việc. Hàng năm, chi nhánh cũng cần đầu tư trang thiết bị mới, nâng cấp để tương thích với công nghệ hiện đại phục vụ tốt hơn cho công việc.

Phát triển các công cụ hiện đại nhằm giám sát các khoản cho vay. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và theo dõi thông tin khách hàng, Tăng cường các kênh thông tin phục vụ công tác thẩm định.

3.2.2.7 Thận trọng trong việc soạn thảo, đàm phán HĐTD

Thường các HĐTD có mẫu sẵn, tùy trường hợp cụ thể cán bộ tín dụng áp dụng mẫu và sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp. Tuy vậy, chi nhánh cũng cần rà soát lại các nội dung soạn sẵn và những nội dung mới đưa vào hợp đồng nhằm đảm bảo chặt chẽ, phù hợp và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay. Đối với những hợp đồng lớn hoặc dự án lớn đầu tư trung dài hạn, chi nhánh nên thuê một công ty tư vấn luật có uy tín soạn thảo.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w