T quan sát

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 78 - 81)

2. Kinh doanh ngoại tệ

T quan sát

quan sát

1. Nâng cao chất lượng tín dụng. 3.72 3 0.000 7.617

2. Tăng cường giám sát vốn vay. 3.93 3 0.000 8.506

3. Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu. 3.80 3 0.000 7.682

4. Thực hiện chấm điểm, đánh giá và phân

loại khách hàng thường xuyên 2.91 3 0.439 -0.778

5. Phân biệt rõ ràng giữa khâu thẩm định

và cho vay. 4.22 3 0.000 11.258

6. Chú trọng vào khâu đánh giá và định giá

tài sản bảo đảm. 3.41 3 0.006 2.829

7. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. 4.08 3 0.000 10.183

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích SPSS cho thấy, đa số các biện pháp đưa ra đều nhận được sự đồng tình và ủng hộ cao từ các cán bộ tín dụng hiện đang làm việc tại chi nhánh. Trong đó có những biện pháp được đánh giá ở mức cao như Phân biệt rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay (Mean = 4.22), Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng (Mean = 4.08), hay Tăng cường giám sát vốn vay (Mean = 3.93).

Trong các biện pháp được đưa ra đối với nhóm cán bộ tín dụng đang làm việc tại chi nhánh, “Phân biệt rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay” là biện pháp nhận được sự đồng tình cao nhất, với giá trị đánh giá trung bình bằng 4.22. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của quy chế nhằm tạo sự độc lập khách quan và xác định trách nhiệm trong quy trình cấp tín dụng. Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khâu này nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra, tránh trường hợp thẩm định sai nhưng vốn vẫn được cấp làm gia tăng khoản nợ xấu của chi nhánh.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng tín dụng là một giải pháp nhận được sự đồng ý khá cao, gần 4.00. Đây là biện pháp tổng hợp của các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng như: thắt chặt tín dụng đối với các khách hàng có dấu hiệu không tốt về mặt tại chính, hạn chế cho vay với các ngành hàng không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nâng tỷ lệ đảm

bảo nợ vay trên tổng dư nợ, tăng cường cho vay có tài sản bảo đảm,… Thực tế kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm và các chỉ số cũng đã phản ánh rõ, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập,vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là yêu cầu bắt buộc và thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Nâng cao chất lượng tín dụng còn phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ở nhóm giải pháp cuối bảng- khi các cán bộ tín dụng tại chi nhánh đánh giá cao về biện pháp này. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng có thể được thực hiện bằng nhiều cách như đào tạo bồi dưỡng thường xuyên và liên tục về chuyên môn, kiến thức tổng hợp, phẩm chất đạo đức, có cơ chế khen thưởng xứng đáng và tạo điều kiện để người giỏi được thăng tiến, …)

Theo kết quả hồi quy, trước những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại chi nhánh, mà ảnh hưởng lớn nhất là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách hàng như khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng cố ý lừa đảo hay khách hàng che dấu thực trạng thì “Tăng cường giám sát vốn vay”, “Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu” và “Thực hiện chấm điểm, đánh giá và phân loại khách hàng thường xuyên” là những biện pháp rất cần thiết.

Tăng cường giám sát vốn vay không chỉ đảm bảo cho việc giải ngân đạt hiệu quả tốt, mà còn phòng tránh và kịp thời phát hiện việc khách hàng che dấu hay cố tình lừa đảo, chiếm dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Giám sát việc sử dụng vốn vay cũng góp phần kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn được cấp được sử dụng đúng mục đích vay vốn ban đầu mà khách hàng đã cam kết, đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho chi nhánh.

Trong nhiều trường hợp, rủi ro tín dụng xảy ra nhưng chi nhánh chưa có các biện pháp xử lý thích đáng khiến công tác xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khi các chính sách, quy định thiếu sự rõ ràng và nhất quán, hay các biện pháp chưa đủ mạnh để mang tính thực tiễn cao. Điều này đòi hỏi trong các chính sách tín dụng, các nhà quản trị cần đưa ra các biện pháp mạnh tay hơn để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể.

Kết quả kiểm định One- sample T- test với Test Value bằng 3 cho thấy, trong các biện pháp được đưa ra tham khảo ý kiến, “Thực hiện chấm điểm, đánh giá và phân loại khách hàng thường xuyên” là giải pháp có giá trị Sig = 0.43 > 0.05 nên giả thiết Ho

không đủ cơ sở để bị bác bỏ, cùng với T quan sát < 0 nên có thể khẳng định, đánh giá của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh về giải pháp này thấp hơn mức trung lập 3.00/5.00. Có thể nói đây là một giải pháp khá mới,nó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải quy các yếu tố về theo thang điểm và đánh giá đúng năng lực của khách hàng để đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý, cũng như một hạn mức tín dụng phù hợp với thang điểm mà khách hàng đạt được. Vì còn khá mới mẻ và chưa khẳng định được hiệu quả nên giải pháp này còn chưa nhận được sự đồng thuận cao từ phía các cán bộ tín dụng của chi nhánh.

Vậy, kiểm định One- sample T- Test với Test Value bằng 3 cho ta kết luận: Đối với các biện pháp: Nâng cao chất lượng tín dụng, Tăng cường giám sát vốn vay, Tăng cường biện pháp xử lý nợ xấu, Phân biệt rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay, Chú trọng vào khâu đánh giá và định giá tài sản bảo đảm, Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, giá trị Sig < 0.05 nên đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho khi giả định rằng đánh giá của các cán bộ tín udngj tại chi nhánh về các biện pháp nhóm 1 nằm ở mức trung lập bằng 3. Bên cạnh đó, T quan sát > 0.00 nên có thể khẳng định, các biện pháp này là rất cần thiết trong giảm thiểu RRTD tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 78 - 81)