Thống kê mô tả các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 56 - 64)

2. Kinh doanh ngoại tệ

2.3.4. Thống kê mô tả các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng tại chi nhánh

2.3.4.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

Nguyên nhân khách quan là nhóm nguyên nhân do môi trường bên ngoài tác động, khó đo lường và dự báo. Có nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có 5 nguyên nhân chính được thu thập để đánh giá và được thể hiện rõ qua hai bảng 2.13.

Bảng 2.13: Thống kê mô tả về Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh

Quan sát Đơn vị Rất thấp Thấp Trung lập Cao Rất cao Mean

1.Sự thay đổi của môi trường tự nhiên xã hội, thiên tai,

Người 0 5 35 17 5 3.35 % 0 8.1 56.5 27.4 8.1 2.Sự biến động của tình hình kinh tế. Người 1 12 18 22 9 3.42 % 1.6 19.4 29.0 35.5 14.5

3.Sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước.

Người 0 2 31 24 5 3.52

% 0 3.2 50.0 38.7 8.1

4. Hệ thống thông tin quản lý chưa hiệu quả.

Người 0 10 29 17 6 3.31

% 0 16.1 46.8 27.4 9.7

Quan sát Đơn vị Rất thấp Thấp Trung lập Cao Rất cao Mean % 0 11.3 22.6 38.7 27.4

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả thống kê từ bảng 2.13 cho, thấy đánh giá của các cán bộ tín dụng đang công tác và làm việc tại NHN0 & PTNT Vĩnh Linh đối với các nguyên nhân khách quan gây rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải là khá lớn, nằm trên mức trung lập và trong khoảng từ 3.31 đến 3.82 trên thang đo Likert 5 mức độ. Điều này chứng tỏ các yếu tố khách quan đã và đang có tác động lớn đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Đặc biệt, nổi bật là lên hai nguyên nhân được đánh giá với mức độ tác động khá cao là “Sự thay đổi cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước” và “Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng”, với giá trị đánh giá trung bình của các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lần lượt là 3.52 và 3.82. Có thể nói, hai nguyên nhân này có tác động lớn và ảnh hưởng của nó đến các nhóm cán bộ tín dụng khác nhau là khác nhau bởi đây là hai trong số những nguyên nhân khó đo lường và định lượng nhất của môi trường khách quan. Tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng như hiểu biết cá nhân mà mỗi cán bộ tín dụng có cách thức và biện pháp xử lý riêng.

Trong các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng đối với chi nhánh ngân hàng NN & PTNT Vĩnh Linh, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn được đánh giá là yếu tố có tác động lớn nhất đến rủi ro ngân hàng gặp phải, với giá trị đánh giá trung bình là 3.82/5.00. Có 14 người (tương ứng với 22.6%) đánh giá tác động ở mức trung lập, và 24 người, chiếm 38.7% đánh giá đây là nguyên nhân có ảnh hưởng cao đến rủi ro tín dụng của chi nhánh. Cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, như Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP Bank), Qũy tín dụng nhân dân Hồ Xá với các chính sách ưu đãi về cho vay và lãi suất, sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa chi nhánh và các đơn vị này ngày càng cao. Đặc biêt với những chính sách, ưu đãi lớn, Qũy tín dụng nhân dân hiện được xem là một trong những đối thủ có sức cạnh tranh lớn với chi nhánh đang đóng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, trước những biến động lớn của nền kinh tế thế giới, nhà nước ta cũng đã kịp thời có những điều chỉnh hợp lý về cơ chế và chính

sách để nền kinh tế trong nước hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, “Sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước” cũng được xem là một trong những nguyên nhân khách quan gây nên rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang gặp phải. Đối với chính sách do sự thay đổi cơ chế chính sách nhà nước, ta thấy sự đánh giá của các cán bộ tại chi nhánh nằm ở mức độ khá cao (Mean = 3.52), và với 24 cán bộ tín dụng- chiếm gần 38.7% số đối tượng được điều tra đánh giá đây là một nguyên nhân gây rủi ro ở mức cao, thể hiện sự tác động lớn của nguyên nhân này đến rủi ro tín dụng của mà ngân hàng đã và đang gặp phải. Điều này cũng thể hiện đúng về tình hình biến động của cơ chế chính sách nhà nước trong thời gian qua đặc biệt về các chính sách quy định trong hoạt động ngân hàng như trần lãi suất, nhóm phát triển tín dụng và chính sách sát nhập, hợp nhất một số ngân hàng đã có tác động không nhỏ đến các hoạt động của ngân hàng. Ví dụ khi tất cả các ngân hàng đều với lãi suất 12% thì việc khách hàng chọn ngân hàng qua hình ảnh, uy tín và dịch vụ là điều hiển nhiên.

Ngoài hai yếu tố nêu trên, các nguyên nhân khác của môi trường kinh doanh như “Biến động của môi trường tự nhiên xã hội”, “Sự biến động của tình hình kinh tế”, “Hệ thống thông tin quản lý chưa hiệu quả” cũng là những nguyên nhân có ảnh hưởng lớn đến những rủi ro đang phải đối mặt. Với bản chất là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn mà cuộc sống của rất nhiều người dân chủ yếu vẫn dựa vào các hoạt động nông nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính mùa vụ và phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và thời tiết, thì có thể nói, các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng mang tính quyết định đến cuộc sống và hoạt động sản xuất ở đây. Vì vậy, sự biến động của các điều kiện tự nhiên, sự xuất hiện của các thiên tai, địch họa là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên rủi ro đối với hoạt động kinh tế của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng khi khách hàng không trả được nợ cũng tăng cao. Đặc biệt, đối với các nguồn vốn vay nhằm mục đích trồng trọt, chăn nuôi như trồng lúa ở các xã Vĩnh Long, Vĩnh Lâm; trồng tiêu ở Vĩnh Tú hay nuôi tôm nước ngọt- một hoạt động mang tính mùa vụ rất lớn, với nguồn vốn đầu tư khá lớn thì rủi ro này càng cao.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin ngân hàng đang còn nhiều hạn chế và bất cập. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng của Agribank thường xuyên cung cấp, trong đó có

những thông tin chuyên ngành nhưng vẫn chưa được cung cấp đầy đủ, thông tin về khách hàng cụ thể bị thiếu hoặc không chính xác đã và đang gây nhiều trở ngại lớn cho công việc của các bên liên quan.

2.3.4.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

Bảng 2.14: Thống kê mô tả các nguyên nhân chủ quan từ khách hàng

Quan sát Đơn vị Rất thấp Thấp Trung lập Cao Rất cao Mean 1. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Người 0 6 22 26 8 3.58 % 0 9.7 35.5 41.9 12.9

2. Năng lực quản lý nguồn vốn vay của khách hàng còn yếu

Người 0 14 30 17 1 3.08

% 0 22.6 48.4 27.4 1.6

3. Khách hàng cố ý lừa đảo. Người 0 5 20 29 8 3.65

% 0 8.1 32.3 46.8 12.9

4. Khách hàng che dấu thực trạng, báo cáo không trung

Người 0 0 6 33 23 3.27

% 0 0 9.7 53.2 37.1

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Bảng thống kê mô tả 2.14 thể hiện rõ đánh giá của các cán bộ tín dụng đang công tác tại chi nhánh về mức độ tác động của các yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng tới rủi ro chi nhánh có thể gặp phải. Mức độ rủi ro được đánh giá trong khoảng từ trên mức trung lập (3.00) đến khá cao (3.65), trong đó nổi bật lên với hai nguyên nhân “Rủi ro do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích” và “Rủi ro do khách hàng cố ý lừa đảo” đạt giá trị đánh giá trung bình cao hơn so với những nguyên nhân khác. (Mean lần lượt bằng 3.58 và 3.65/5.00). Điều đó chứng rủi ro từ phía khách hàng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Đánh giá về tác động của yếu tố “Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích” là khá cao ( Mean = 3.58/5), trong đó có 41.9% (26 người) đánh giá với mức tác động cao và 8 người đánh giá rất cao, chứng tỏ hiện nay có một số lượng lớn khách hàng đang lợi dụng các khoản vay tín dụng của ngân hàng như một kênh huy động vốn riêng nhằm phục vụ các mục đích khác của mình. Nguyên nhân này thường phổ biến với việc khách hàng đề xuất phương án sử dụng vốn ban đầu và được ngân hàng phê duyệt, nhưng sau đó khách hàng lại sử dụng vốn đó vào việc khác và không đạt được kỳ vọng như mong muốn, từ đó mất khả năng chi trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng. Qua nghiên cứu định tính thì cho thấy một số trường hợp khách hàng cá nhân vay vốn sử dụng sai mục đích mà gây ra rủi ro tín dụng đó là: vay về tiêu dùng, vay ngắn hạn mà đầu tư dài hạn, vay ngắn hạn và đầu tư bất động sản, tài sản cố định. Điều này đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải thẩm

định, kiểm tra và kiểm soát các khoản vay một cách chặt chẽ, tránh trường hợp khách hàng lợi dụng nguồn vốn của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần đưa ra chính sách giải ngân vốn theo chu kỳ và theo dõi bám sát việc sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng còn có thể xảy ra khi khách hàng cố tình không thực hiện đúng những điều khoản trong hợp đồng đã cam kết với ngân hàng. Công việc làm ăn kinh doanh thua lỗ, khách hàng cố tình che dấu thực trạng và báo cáo không trung thực khi được cán bộ tín dụng kiểm tra đã gây ra khó khăn lớn với các cán bộ đi khảo sát địa bàn, tạo ra khoản nợ xấu tồn đọng. Trong nhiều trường hợp, khách hàng đưa ra các bản báo cáo kinh doanh thiếu tính trung thực, những bản báo cáo “ma” gây trở ngại lớn cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cán bộ ngân hàng. Theo kết quả kiểm định giá trị trung bình, đánh giá của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh về tác động của nguyên nhân này đến rủi ro tín dụng đạt giá trị trung bình Mean = 3.27, trong đó trên 50% số người được điều tra đánh giá với mức độ cao, chứng tỏ đối với những cán bộ tại chi nhánh NHN0 & PTNT Vĩnh Linh, việc kiểm tra và xác minh một cách chính xác và rõ ràng tình hình sau khi vay của khách hàng vẫn là một bài toán khó. Điều này đặt ra yêu cầu tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát thực trạng kinh doanh và sử dụng vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng một cách triệt để, thường xuyên có các hoạt động, khóa học đào tạo nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, hạn chế đến mức tối đa tình trạng này ở chi nhánh.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, bỏ trốn hay năng lực quản lý và sử dụng nguồn vốn yếu kém dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi, làm tăng khoản nợ xấu và rủi ro tín dụng tại chi nhánh cao hơn.

Chi nhánh hiện đang sở hữu một đội ngũ cán bộ với nhiều cán bộ trẻ, kinh nghiệm và khả năng thẩm định, cũng như kỹ thuật đánh giá việc sử dụng vốn của khách hàng còn hạn chế dẫn đến việc giám sát và kiểm tra việc sử dụng khoản vay của khách hàng còn nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi NHN0 & PTNT Vĩnh Linh cần có nhiều chính sách đào tạo, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ nhân sự của mình, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc đặt ra.

2.3.4.3 Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài và từ chủ quan của khách hàng vay vốn, các nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng cũng gây ảnh hưởng

lớn đến rủi ro tín dụng chi nhánh đã và đang gặp phải. Có nhiều nguyên nhân trong nhóm này, trong đó có 6 nguyên nhân được thu thập để đánh giá.

Bảng 2.15: Thống kê mô tả về Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Nguyên nhân Đơn vị Rất

thấp Thấp

Trung

lập Cao

Rất

cao Mean

1. Ngân hàng đầu tư quá lớn vào một số khách hàng.

Người 1 3 18 31 9 3.70

% 1.6 4.9 29.0 50.0 14.5

2. Công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng còn lỏng lẻo, kiểm

Người 0 3 30 22 7 3.53

% 0 4.8 48.4 35.5 11.3

3. Cán bộ tín dụng thiếu thông tin trong quá trình thẩm định

Người 1 5 31 19 6 3.39

% 1.6 8.1 50 30.6 9.7

4. Do áp lực từ việc phải hoàn thành chỉ tiêu và ý muốn chủ Người 0 4 33 18 7 3.45 % 0 6.5 53.2 29.0 11.3 5. Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn thấp. Người 0 4 23 30 5 3.58 % 0 6.5 37.0 48.4 8.1

6. Cho vay không có tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm khó

Người 0 4 21 32 5 3.61

% 0 6.5 33.8 51.6 8.1

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Qua đánh giá của các cán bộ tín dụng đang làm việc tại chi nhánh, có thể thấy các nguyên nhân của nhóm này được đánh giá ở mức độ tương đối cao, trong đó có những nguyên nhân có tác động khá lơn như “Do ngân hàng đầu tư quá lớn vào một số khách hàng” (Mean = 3.70), “Cho vay không có tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm khó thu hồi” (Mean = 3.61), hay trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng còn thấp với đánh giá trung bình bằng 3.58. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thẩm định cho vay hay áp lực về chỉ tiêu do cấp trên đặt ra cũng được đánh giá với mức độ tác động trên trung lập, giá trị đánh giá trung bình đều đạt từ 3.40 trở lên.

Đối với nguyên nhân “Ngân hàng đầu tư quá lớn vào một số khách hàng”, đánh giá của các cán bộ tín dụng, gồm cả những cán bộ công tác lâu năm tại chi nhánh nằm ở mức cao và rất cao. 31 người- chiếm 50% đánh giá tác động của nguyên nhân này ở mức cao 4.00/5.00, và 9 người- chiếm 14.5% số cán bộ tín dụng được phỏng vấn cho rằng khả năng nguyên nhân này gây ra rủi ro cho chi nhánh là rất cao. Điều này có thể lý giải bởi dư nợ của chi nhánh Agribank Vĩnh Linh có một lượng lớn tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước- thành phần làm ăn ngày càng kém hiệu quả, do đặc thù của các doanh nghiệp này thường được vay bằng tín chấp, tài sản bảo đảm nợ nếu

có chỉ là bổ sung. Hầu hết các dự án lớn sau khi đầu tư mới làm thủ tục thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, giá trị tài sản đó đã giảm trong quá trình xây dựng đầu tư, có những trường hợp khách hàng nâng giá thành lên để bỏ túi phần chênh lệch. Do vậy, khi có tổn thất, ngân hàng chỉ xử lý được các tài sản hình thành từ vốn vay là chính, sau khi đã qua sử dụng, khi đó tính thanh khoản của tài sản thấp, giá trị còn lại giảm. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, tài sản bảo đảm là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên theo đánh giá của các cán bộ tín dụng tại chi nhánh, tình hình tài sản bảo đảm trong các khoản vay ở đây còn khá nhiều bất cập. Vay bằng tín chấp hay bảo lãnh khiến cho việc thu nợ khi rủi ro xảy ra trở nên khó khăn. Với đánh giá trung bình là 3.61, đây chính là nguyên nhân gây nên rủi ro cao thứ hai trong số những nguyên nhân xuất phát chủ quan từ phía ngân hàng. Cho vay không

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH LINH QUẢNG TRỊ (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w